Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết chấm dứt can dự vào Yemen

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/3/2019 | 2:13:31 PM

Theo số liệu của Liên hợp quốc, từ năm 2015 đến nay, đã có khoảng 10.000 người - chủ yếu là dân thường - thiệt mạng trong các chiến dịch quân sự của liên quân Arab tại Yemen.

Binh sỹ ủng hộ chính phủ Yemen tại thành phố cảng Hodeida ngày 29/12/2018.
Binh sỹ ủng hộ chính phủ Yemen tại thành phố cảng Hodeida ngày 29/12/2018.

Ngày 13/3, Thượng viện Mỹ đã thông qua nghị quyết, trong đó chấm dứt sự hỗ trợ của Mỹ cho liên quân Arab do Saudi Arabia đứng đầu trong cuộc chiến tại Yemen.

Với 54 phiếu ủng hộ và 46 phiếu chống, các nghị sỹ Thượng viện đã thông qua nghị quyết mang tính lịch sử khi buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump "phải rút Các lực lượng vũ trang Mỹ khỏi tình trạng đối đầu hoặc tác động đến Cộng hòa Yemen trong vòng 30 ngày." Trong số các nghị sỹ ủng hộ nghị quyết này có 7 nghị sỹ đảng Cộng hòa.

Nhà Trắng đã cảnh báo sẽ phủ quyết động thái này, đồng thời coi đây là quyết định sai lầm khi làm tổn hại đến các mối quan hệ song phương của Mỹ trong khu vực, cũng như năng lực của Washington trong cuộc chiến chống khủng bố.

Chính quyền của Tổng thống Trump và nhiều nghị sỹ đảng Cộng hòa cho rằng nghị quyết này là không phù hợp, do các lực lượng Mỹ chỉ cung cấp máy bay tiếp nhiên liệu và sự hỗ trợ khác trong cuộc xung đột tại Yemen, chứ không phải lực lượng chiến đấu.

Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Bernie Sanders nhấn mạnh các nghị sỹ đang giành lại quyền lực hiến pháp bằng việc chấm dứt sự tham chiến của Mỹ mà không có sự cho phép của Quốc hội.

Trong khi đó, Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Mike Lee tin rằng Saudi Arabia không phải là đồng minh "xứng đáng nhận được sự ủng hộ hay can thiệp quân sự của Mỹ."

Tháng trước, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết chấm dứt sự hỗ trợ của Mỹ cho liên quân Arab do Saudi Arabia đứng đầu trong cuộc chiến tại Yemen. Trong số những người ủng hộ nghị quyết này có 18 nghị sỹ đảng Cộng hòa. Đây là lần đầu tiên Hạ viện Mỹ ủng hộ nghị quyết về các quyền hạn chiến tranh.

Trước đó, các nghị sỹ đảng Dân chủ và Cộng hòa đã tái đề xuất nghị quyết về các quyền hạn chiến tranh nhằm gửi đi thông điệp mạnh mẽ đến Saudi Arabia về tình trạng thảm họa nhân đạo tại Yemen, cũng như lên án việc nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại.

Ngoài ra, nghị quyết cũng là sự nhắc nhở Nhà Trắng về quyền hợp pháp của Quốc hội trong vấn đề điều động quân đội khi không có tuyên bố chiến tranh chính thức.

Các nghị sỹ ủng hộ nghị quyết này cho rằng Chính phủ Saudi Arabia đã vượt qua giới hạn trong cuộc chiến tại Yemen khi chiến dịch quân sự do Riyadh tiến hành đã khiến số dân thường thiện mạng trong năm nay cao hơn bất kỳ năm nào trước thời điểm diễn ra cuộc chiến này.

Theo số liệu của Liên hợp quốc, từ năm 2015 đến nay, đã có khoảng 10.000 người - chủ yếu là dân thường - thiệt mạng trong các chiến dịch quân sự của liên quân Arab tại Yemen.

Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Trump và nhiều nghị sỹ đảng Cộng hòa cho rằng nghị quyết này là không phù hợp, do các lực lượng Mỹ chỉ cung cấp máy bay tiếp nhiên liệu và sự hỗ trợ khác trong cuộc xung đột tại Yemen, chứ không phải lực lượng chiến đấu. 

Liên quan đến tình hình chiến sự tại Yemen, tối cùng ngày, các tay súng Houthi đã tấn công nhằm vào căn cứ quân sự Abu Musa Ashary của quân ủng hộ chính phủ tại thành phố Hodeidah ở Biển Đỏ.

Nguồn tin an ninh giấu tên khẳng định tên lửa của Houthi đã bắn trúng căn cứ Abu Musa Ashary tại quận Alkhokha của thành phố Hodeidah, khiến 2 binh sĩ thiệt mạng và 18 người bị thương.

Yemen rơi vào hỗn loạn kể từ khi bùng phát xung đột giữa phiến quân Houthi và các lực lượng trung thành với cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh với các lực lượng ủng hộ chính phủ của Tổng thống Mansour Hadi được quốc tế công nhận.

Tháng 3/2015, liên minh quân sự các quốc gia Arab do Saudi Arabia đứng đầu đã can thiệp vào cuộc nội chiến ở Yemen để hỗ trợ chính quyền của Tổng thống Hadi, khiến cho xung đột leo thang.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Ông Maris Sangiampongsa, nhà ngoại giao kỳ cựu Thái Lan.

Ngày 1/5, Công báo Hoàng gia (Royal Gazette) Thái Lan đưa tin, ông Maris Sangiampongsa đã chính thức được Nhà vua nước này phê chuẩn làm Ngoại trưởng mới của xứ sở chùa vàng.

Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Argentina tại Buenos Aires.

Ngày 30/4, Hạ viện Argentina đã thông qua một dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp, thúc đẩy đơn giản hóa các hoạt động cơ quan Nhà nước và tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước.

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát sau vụ oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, ngày 19/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 29/4, tại phiên thảo luận với chủ đề "Trung Đông đang trong tình trạng căng thẳng" bên lề cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry khẳng định việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập là giải pháp duy nhất cho sự nghiệp của người Palestine.

Ảnh của Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trên màn hình trong cuộc vận động tranh cử cho ông Trump ở Green Bay, Wisconsin hôm 2/4.

Trong số hơn 70 cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm "siêu bầu cử" 2024, cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ được dự đoán là sự kiện lớn nhất, thu hút sự quan tâm chú ý nhất của thế giới, không chỉ vì đây là cuộc bầu cử có thể làm thay đổi lãnh đạo tại một siêu cường đứng đầu thế giới, mà còn bởi kết quả của nó sẽ có thể ảnh hưởng tới cục diện chính trị, kinh tế toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục