Thủ tướng Đức Merkel tuyên bố EU không thể ngăn cản Dòng chảy phương Bắc 2

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/5/2019 | 2:58:32 PM

Ủy ban châu Âu sẽ không thể dừng việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2), mặc dù đã thông qua Chỉ thị khí đốt mới của Liên minh châu Âu (EU).

Thủ tướng Đức Merkel tuyên bố EU không thể ngăn cản Dòng chảy phương Bắc 2.
Thủ tướng Đức Merkel tuyên bố EU không thể ngăn cản Dòng chảy phương Bắc 2.

Tuyên bố trên được Thủ tướng Đức Angela Merkel đưa ra trong cuộc phỏng vấn với tờ Handelsblatt. Bà Merkel nhấn mạnh: "Dự án gần như đã được phê duyệt hoàn toàn. Chỉ thị khí đốt mới mang đến cho Ủy ban châu Âu nhiều cơ hội hơn để ‘phản đối’. Tuy nhiên, chỉ thị sẽ không ngăn cản việc thực hiện dự án".

Thủ tướng Merkel gọi Ukraine là "điểm then chốt” trong việc xây dựng Dòng chảy phương Bắc 2. Và đã nhiều lần lưu ý rằng Berlin coi Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) là dự án thương mại. Theo bà, Ukraine vẫn là một quốc gia trung chuyển khí đốt Nga sang châu Âu cho dù có sự xuất hiện của một đường ống dẫn khí mới.

Vào tháng Tư vừa qua EU đã phê chuẩn các sửa đổi đối với Chỉ thị khí đốt. Luật sẽ có hiệu lực vào ngày 23/5 tới. Đồng thời, các nước EU có thời gian 9 tháng để áp dụng các quy tắc mới vào luật pháp quốc gia mình.

Cụ thể, ngày 4/4, Nghị viện châu Âu (EP) đã phê chuẩn dự thảo sửa đổi chỉ thị khí đốt của EU, cho phép Brussels mở rộng khả năng kiểm soát các đường ống khí đốt ngoài khơi, đặc biệt là Dòng chảy phương Bắc 2. Các đại biểu đã bỏ phiếu áp đảo ủng hộ dự thảo tại phiên họp toàn thể EP.

Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án liên doanh giữa Tập đoàn Gazprom của Nga với 5 công ty của châu Âu. Khi hoàn thành (dự kiến cuối năm 2019), các đường ống này hàng năm sẽ chuyên chở 55 tỷ m3 khí đốt tự nhiên từ Nga tới các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) thông qua Biển Baltic đến Đức, không đi qua lãnh thổ Ukraine.

Dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ đi qua các vùng lãnh thổ và đặc quyền kinh tế của các quốc gia nằm ngoài khơi bờ biển Baltic - Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức.
 
Nhiều quốc gia phản đối dự án này, trong đó có Ukraine do sợ mất nguồn thu từ việc trung chuyển khí đốt của Nga, cũng như nếu giảm khối lượng khí trung chuyển qua hệ thống vận chuyển khí đốt Ukraine (GTS) có thể dẫn đến hậu quả một số lượng lớn người tiêu dùng Ukraine không có khí đốt, và Mỹ với kế hoạch xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu đầy tham vọng.

(Theo infonet.vn)

Các tin khác
Một học sinh tại Manila lấy cặp để che đầu khi đến trường dưới thời tiết nắng nóng

Với mỗi lớp học chỉ vỏn vẹn có một hai chiếc quạt nhỏ, 7.000 trường công lập tại Philippines chuyển sang học trực tuyến do thời tiết nắng nóng lên đến 44 độ C.

Phối cảnh thủ đô mới của Indonesia tại Nusantara.

Ngày 24-4, Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto tuyên bố sẽ nỗ lực vì lợi ích của mọi người dân Indonesia và kêu gọi tinh thần đoàn kết chung để đưa đất nước tiến lên.

Quang cảnh một phiên họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại New York, Mỹ ngày 29/11/2023.

Dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc không triển khai vũ khí trong không gian vũ trụ nhận được 13 phiếu thuận, trong khi Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Tổng thống Joe Biden mới đây đã ký ban hành gói viện trợ quân sự nước ngoài, bao gồm 61 tỷ USD hỗ trợ Ukraine.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục