Dư luận thế giới yêu cầu luật pháp quốc tế cần được tuân thủ tại Biển Đông

  • Cập nhật: Thứ bảy, 24/8/2019 | 11:07:52 AM

Ngày 22-8, Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự can thiệp sai trái của Trung Quốc đối với hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc quay trở lại, vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

 Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh các hành động của Trung Quốc đã đặt "dấu hỏi lớn” với những cam kết của Bắc Kinh về giải pháp hòa bình cho những tranh chấp trên biển. 

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, việc Trung Quốc tái triển khai tàu thăm dò thuộc sở hữu của Chính phủ cùng với các tàu hộ tống có vũ trang tại vùng biển Việt Nam là "hành động leo thang của Bắc Kinh trong các nỗ lực nhằm đe dọa một quốc gia có tuyên bố chủ quyền đang khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông". 

Trong khi đó, theo Hãng tin AFP, trong tuyên bố trên mạng xã hội Twitter, ông John Bolton cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nêu rõ: "Việc Trung Quốc gần đây gia tăng động thái nhằm đe dọa nước khác không được khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông đang gây quan ngại". Ông nhấn mạnh, Mỹ ủng hộ mạnh mẽ việc phản đối các hành động và "chiến thuật ức hiếp" vốn đe dọa an ninh và hòa bình khu vực.

Cách đây không lâu, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cũng đã lên án Trung Quốc đang gây mất ổn định khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Theo ông, ngoài việc quân sự hóa Biển Đông, Bắc Kinh đang tìm cách thao túng khu vực Nam Thái Bình Dương, biến nơi này thành một điểm nóng khác. Bộ trưởng M.Esper nhấn mạnh, Mỹ kiên quyết chống lại những hành động gây mất ổn định của Trung Quốc, bao gồm việc quân sự hóa các di sản chung của nhân loại tại Biển Đông... 

Ấn Độ cũng nhiều lần thể hiện lập trường rõ ràng và nhất quán rằng luật pháp quốc tế cần được tuân thủ tại Biển Đông. Với 55% khối lượng thương mại được vận chuyển qua vùng biển này, Ấn Độ thực sự có nguyện vọng chính đáng về hòa bình, ổn định và tiếp cận an toàn đối với các vùng biển trong khu vực. 

Quan điểm đó cũng tương đồng với tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron diễn ra ngày 23-8 tại lâu đài Chantilly, cách thủ đô Paris 50km về phía Bắc. 

Theo đó, hai nhà lãnh đạo khẳng định hợp tác an ninh và hàng hải là khía cạnh quan trọng trong quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, dựa trên cam kết chung về duy trì tự do hàng hải, đặc biệt là ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. 

(Theo HNMO)
 

Các tin khác
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin.

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin và nội các vừa từ chức theo quy định của hiến pháp sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên thệ nhậm chức.

Xe tăng quân đội Israel tiến vào Gaza qua cửa khẩu Rafah ngày 7/5/2024.

Ngày 7/5, người phát ngôn Chính phủ Israel kêu gọi các tổ chức quốc tế sơ tán khỏi các khu vực của thành phố Rafah, nơi quân đội nước này đang tiến hành chiến dịch quân sự.

Quang cảnh buổi họp báo về phiên tòa phúc thẩm của bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, kiện các tập đoàn hóa chất Mỹ đã cung cấp cho quân đội nước này chất độc da cam/dioxin để sử dụng trong chiến tranh Việt Nam (ảnh tư liệu).

Ngày 7/5, Tòa án phúc thẩm Paris đã mở phiên tranh tụng liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, kiện 14 tập đoàn hóa chất đa quốc gia đã cung cấp cho quân đội Mỹ chất độc da cam/dioxin để sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Sau ba giờ đồng hồ tranh tụng căng thẳng của các luật sự, thẩm phán Tòa phúc thẩm Paris đã tuyên bố sẽ đưa ra phán quyết vào ngày 22/8.

12h trưa 7/5 (giờ Moskva), tại Đại Cung điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc lời tuyên thệ nhậm chức, chính thức bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống lần thứ 5. Nhiệm kỳ tới của ông Putin sẽ kéo dài 6 năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục