Mỹ: Nhiều nơi áp lệnh giới nghiêm, huy động quân đội đối phó biểu tình

  • Cập nhật: Chủ nhật, 31/5/2020 | 3:51:03 PM

Trong bối cảnh nhiều thành phố và bang của Mỹ đang chìm trong biểu tình và bạo động, giới chức địa phương tại nhiều thành phố và bang đã ban lệnh giới nghiêm và huy động vệ binh quốc gia.

Nhiều người biểu tình không mang khẩu trang, không tuân thủ giãn cách xã hội khi tụ tập đông người.
Nhiều người biểu tình không mang khẩu trang, không tuân thủ giãn cách xã hội khi tụ tập đông người.

Sức nóng biểu tình ở nhiều thành phố lớn

Theo AP, phong trào biểu tình tại Mỹ được tổ chức nhằm đòi quyền lợi cho người da màu sau vụ George Floyd qua đời hôm 25/5 sau khi bị một cảnh sát da trắng ghì đầu gối lên cổ ở Minneapolis, bang Minnesota. Cái chết của Floyd được xem đã châm ngòi cho sự giận dữ bùng phát, dẫn tới biểu tình, đập phá, cướp bóc diễn ra ở nhiều thành phố của Mỹ.

Nhiều thành phố tại nước Mỹ tiếp tục trải qua đêm 30/5 với các vụ bạo động, xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát. Nhiều thành phố như Los Angeles, Atlanta, Seattle, Portland, Denver, Cleveland, Columbus, Pittsburgh và Philadelphia đã ban hành lệnh giới nghiêm vào ban đêm. 

Mỹ: Nhiều nơi áp lệnh giới nghiêm, huy động quân đội đối phó biểu tình - 2

Biểu tình tại Atlanta, Georgia ngày 29/5.

Tại Los Angeles, cảnh sát đã bắn đạn cao su trấn áp đám đông giận dữ châm lửa đốt xe của lực lượng hành pháp. Tại Chicago và New York, cảnh sát và người biểu tình cũng xảy ra xô xát và một số người đã bị bắt. 

Minneapolis đã trải qua đêm biểu tình thứ 5 trong phong trào phản đối cái mà những người tham gia gọi là sự đối xử sai trái có hệ thống bởi lực lượng hành pháp. 

Thống đốc bang Minnesota Tim Walz đã điều động thêm vệ binh quốc gia hôm 30/5 và cảnh báo họ sẽ trấn áp những người tham gia bạo động. Ông Walz cảnh báo ông đang huy động toàn bộ lực lượng vệ binh 13.000 người để xử lý những người cướp bóc các cửa hàng, đốt phá cơ sở hạ tầng. 

Mỹ: Nhiều nơi áp lệnh giới nghiêm, huy động quân đội đối phó biểu tình - 3

Cuộc biểu tình đòi quyền lợi cho Floyd ở New York.

Toàn bộ các đường cao tốc dẫn tới Minneapolis bị chặn vào đêm qua, với trực thăng quân sự bay trên không kiểm soát các hành động phá hoại.

Thống đốc các bang Georgia, Kentucky, Ohio và Texas cũng đã điều động Vệ binh quốc gia sau khi các cuộc biểu tình trở thành bạo động vào ban đêm cũng như người biểu tình bất tuân lệnh giới nghiêm.

Nguy cơ lây lan Covid-19

Mỹ: Nhiều nơi áp lệnh giới nghiêm, huy động quân đội đối phó biểu tình - 4

Người biểu tình giơ biển: "Mạng sống của người da màu cũng quan trọng" tại Los Angeles, California hôm 30/5.

Các cuộc biểu tình quy mô lớn diễn ra trên các thành phố Mỹ những ngày qua đang khiến giới chức địa phương quan ngại sâu sắc và châm ngòi cho nỗi sợ hãi rằng đám đông khổng lồ sẽ lan truyền mầm bệnh Covid-19, làm bùng lên một làn sóng lây nhiễm tiếp theo ở vùng dịch lớn nhất thế giới.

Các quan chức đã kêu gọi người biểu tình bình tĩnh, bày tỏ quan điểm trong ôn hòa, mang khẩu trang khi tụ tập đông người và cảnh báo rằng họ đang gặp nguy hiểm vì đi biểu tình giữa lúc dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp.

Giới chức Minnesota hôm 30/5 cảnh báo rằng quá nhiều người biểu tình không thực hiện giãn cách xã hội hoặc mang khẩu trang khi tới đám đông. Tuy nhiên, nhiều người vẫn phớt lờ các cảnh báo.

Mỹ: Nhiều nơi áp lệnh giới nghiêm, huy động quân đội đối phó biểu tình - 5

Một cảnh sát bị thương được đồng đội di chuyển khỏi hiện trường vụ biểu tình ở Brooklyn, New York.

"Thật không ổn khi giữa đại dịch, chúng tôi phải ra ngoài và rủi ro mạng sống. Nhưng tôi phải biểu tình cho cuộc đời tôi và chiến đấu cho bản thân”, người biểu tình Spence Ingram nói hôm 29/5 trong cuộc biểu tình ở Atlanta.

Ingram, 25 tuổi, mang khẩu trang, nói rằng cô bị hen suyễn và lo sẽ mắc bệnh. Nhưng cô cho biết với tư cách là một phụ nữ da màu, cô luôn cảm thấy mối đe dọa từ lực lượng cảnh sát và cô phải biểu tình phản đối điều này.

Mỹ: Nhiều nơi áp lệnh giới nghiêm, huy động quân đội đối phó biểu tình - 6

Một người biểu tình được đổ sữa lên mặt tại Minneapolis ngày 30/5. Cảnh sát đã dùng hơi cay để kiềm chế đám đông biểu tình.

Các chuyên gia y tế lo ngại những người mang virus nhưng không có triệu chứng có thể biến những đám đông biểu tình thành các "ổ dịch” mới.

Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất toàn cầu với hơn 1,7 triệu ca bệnh và trên 103.000 người chết.

Tại thành phố New York - nơi hiện có 21.000 người chết vì dịch, đám đông vẫn tụ tập ở Brooklyn biểu tình, đốt xe cảnh sát buộc lực lượng hành pháp phải xịt hơi cay và giải tán.

Thống đốc Minnesota Tim Walz, trong khi đó, cảnh báo nguy cơ các bệnh viện tại bang bị quá tải trong bối cảnh họ đã có 1.000 ca tử vong vào lúc này.  

Thống đốc Minneapolis Jacob Frey mô tả rằng thành phố đang đối mặt với 2 cuộc khủng hoảng đan xen.

Mỹ: Nhiều nơi áp lệnh giới nghiêm, huy động quân đội đối phó biểu tình - 7

Căng thẳng chưa hạ nhiệt ở Minneapolis.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.

Triều Tiên phát hành bài hát mới ca ngợi Chủ tịch Kim Jong Un là một "người cha gần gũi" và "nhà lãnh đạo vĩ đại".

Isfahan được biết đến với căn cứ không quân quân sự rộng lớn và các địa điểm quan trọng đối với chương trình hạt nhân của Iran.

Hãng ABC News dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, vào sáng sớm 19/4 (theo giờ địa phương), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.

Các bể chứa nước thải đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở tỉnh Fukushima, Nhật Bản ngày 24/8/2023. Ảnh tư liệu

Ngày 19/4, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) của Nhật Bản thông báo bắt đầu đợt xả thứ 5 lượng nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển.

Hong Kong (Trung Quốc) phải vật lộn với việc xử lý hàng ngàn tấn rác thải nhựa mỗi ngày.

Chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) sẽ cấm đồ bằng nhựa dùng một lần tại các nhà hàng từ ngày 22/4/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục