Nhiều nước châu Âu kéo dài thời hạn áp đặt các biện pháp hạn chế

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/11/2020 | 7:42:41 AM

Trước tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến khó lường, nhiều nước châu Âu đã kéo dài thời hạn áp đặt các biện pháp hạn chế và tăng cường kiểm soát nhằm ngăn chặn tốc độ lây lan của vi rút SARS-CoV-2.

Nhiều nước châu Âu tăng cường các biện pháp kiểm soát nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 tiếp tục lây lan.
Nhiều nước châu Âu tăng cường các biện pháp kiểm soát nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 tiếp tục lây lan.

Ngày 26-11, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cũng cảnh báo các nước không nên nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh quá nhanh.

Châu Âu

Ngày 26-11, Thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ hiến các bang đã thống nhất về việc kéo dài lệnh phong tỏa có giới hạn nhằm kiềm chế sự lây lan của dịch Covid-19, với những biện pháp, quy định thắt chặt hơn như các cuộc gặp gỡ riêng tư với bạn bè, người thân và người quen được hạn chế nghiêm ngặt hơn, yêu cầu thắt chặt hơn đối với các doanh nghiệp lớn và khuyến cáo tránh đốt pháo hoa vào đêm giao thừa. 

Bản quy định mới khuyến cáo người dân giảm tiếp xúc ở mức tối đa và tránh các cuộc tiếp xúc không cần thiết. Các cuộc tụ họp cá nhân với bạn bè, người thân của 2 hộ gia đình được giới hạn ở mức tối đa 5 người, không tính trẻ em dưới 14 tuổi.

Đối với các cửa hàng bán lẻ với diện tích hơn 800m2, lượng khách được phép vào mua hàng là không quá 1 khách trong diện tích 20m2, thay vì 10m2 như hiện nay, trong khi quy định với các cửa hàng diện tích dưới 800m2 vẫn giữ nguyên. Khách hàng cũng phải đeo khẩu trang trước các cửa hàng và ở khu vực đỗ xe.

Ngoài ra, Chính phủ Đức và các bang cũng đã thống nhất về một cấp độ mới trong cuộc chiến chống đại dịch, theo đó, các quy định hạn chế nghiêm ngặt hơn sẽ được đưa ra đối với địa phương có tỷ lệ mắc hơn 200 ca nhiễm mới/100.000 dân/1 tuần. 

Chính phủ Bulgaria thông báo áp đặt các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt hơn. Theo đó, các quán cà phê, nhà hàng, sòng bạc, phòng tập thể thao và trung tâm mua sắm đều phải đóng cửa. Các trường đại học và trường học sẽ chuyển sang hình thức giảng dạy hoàn toàn trực tuyến, trong khi các trường mẫu giáo cũng sẽ đóng cửa. 

Thủ tướng Na Uy Erna Solberg tuyên bố nước này phải duy trì các biện pháp hạn chế chống dịch hiện hành và sẽ cần ít nhất 3 tuần để tính tới việc dỡ bỏ các biện pháp này. 

Trong khi đó, Chính phủ sắp mãn nhiệm Litva đã gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc cho tới ngày 17-12 trong bối cảnh số ca mắc mới tại nước này tiếp tục tăng.

Châu Á

Ba nước Indonesia, Malaysia và Philippines tiếp tục là "điểm nóng" dịch Covid-19 ở khu vực Đông Nam Á khi tiếp tục ghi nhận hàng nghìn ca mắc mới.

Bộ Y tế Indonesia thông báo số ca mắc Covid-19 ở nước này tăng thêm 5.534 ca, lên tổng cộng 511.836 ca; số ca tử vong tăng thêm 114 ca, lên 16.255 ca.

Bộ Y tế Philippines công bố thêm 1.202 ca mắc, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 422.915 ca. Số ca tử vong tại quốc gia gần 110 triệu dân này cũng tăng thêm 31 ca, lên 8.215 ca.

Malaysia ghi nhận 970 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 59.817 ca; số ca tử vong tăng thêm 4 ca, lên 345 ca. 

Tại Hàn Quốc, trong bối cảnh số ca mắc mới tăng nhanh khi kỳ thi tuyển sinh đại học toàn quốc đang đến gần, Thủ tướng Chung Sye-kyun đã kêu gọi Liên hiệp công đoàn Hàn Quốc ngay lập tức hủy kế hoạch đình công trên toàn quốc. 

Còn tại Nhật Bản, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại thủ đô Tokyo, khiến chính quyền thành phố một lần nữa yêu cầu các nhà hàng rút ngắn thời gian hoạt động trong khoảng 3 tuần, kể từ cuối tuần này.

Châu Mỹ

Ngày 26-11, truyền thông nước này đưa tin, ông Joe Biden, người giành số phiếu cao hơn trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, đã có bài phát biểu nhân dịp Lễ Tạ ơn. Theo đó, ông tập trung vào đại dịch Covid-19, cũng như đề cập tới các biện pháp sẽ được triển khai trong thời gian tới.

Ngoài ra, ông Biden cũng cam kết rằng "ngay ngày đầu tiên đảm nhận cương vị Tổng thống Mỹ, chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp để thay đổi tình trạng dịch bệnh hiện nay", cũng như hối thúc người dân Mỹ tuân thủ các hướng dẫn về sức khỏe. 

Liên quan đến vấn đề vắc xin, chính phủ các nước Canada và Mexico dự kiến sẽ thực hiện tiêm chủng đại trà vắc xin từ cuối năm nay hoặc đầu năm tới.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau thông báo người dân nước này có thể được tiêm liều vắc xin Covid-19 đầu tiên sớm nhất là vào năm 2021. Đến nay, quốc gia với 38 triệu dân này đã ký hợp đồng với một số công ty dược phẩm, trong đó có AstraZeneca, Pfizer và BionTech, Sanofi và GSK, để mua hơn 300 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19.

Còn tại Mexico, chính phủ đặt mục tiêu bắt đầu tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho người dân vào tháng 12 tới. Mexico đã ký các thỏa thuận mua vắc xin của một số công ty dược phẩm lớn trên thế giới, trong đó có Pfizer. Hãng dược phẩm của Mỹ này vừa phối hợp với hãng BionTech (Đức) nộp đơn lên cơ quan chức năng Mỹ xin cấp phép cho vắc xin của 2 hãng.

Tính đến 6h ngày 26-11, thế giới đã có 60.655.160 người mắc Covid-19 và 1.425.161 trường hợp tử vong.

(Theo HNMO)

Các tin khác

Nga sẽ tiến hành các biện pháp "cần thiết" để đảm bảo an ninh nếu Ba Lan tiếp nhận vũ khí hạt nhân.

Du khách có thể không cần trình hộ chiếu khi đến sân bay Changi trong thời gian tới.

Sân bay Changi sắp áp dụng hệ thống tự động nhập cảnh bằng công nghệ sinh trắc học. Điều này giúp tất cả du khách không mất thời gian trình hộ chiếu khi nhập cảnh.

Một khách sạn ở Hoa Liên nghiêng sau trận động đất ngày 23/4.

Hơn 80 trận động đất, mạnh nhất là 6,3 độ, xảy ra liên tiếp ở khu vực bờ biển phía đông Đài Loan (Trung Quốc) trong đêm 22/4 và sáng 23/4, khiến các tòa nhà ở thủ phủ Đài Bắc rung lắc, cơ quan khí tượng của hòn đảo cho biết.

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev phát biểu trước Quốc hội tại Sofia.

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã ký sắc lệnh cách chức Bộ trưởng Ngoại giao Stefan Dimitrov và Bộ trưởng Nông nghiệp-Thực phẩm Kiril Vatev, chỉ 2 tuần sau khi họ nhậm chức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục