Sau kênh Suez, đến lượt các cảng cửa ngõ châu Âu tắc nghẽn

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/4/2021 | 4:50:09 PM

Các công ty vận tải biển châu Á đang đối mặt với sự tắc nghẽn nghiêm trọng tại các cảng quan trọng ở châu Âu sau khi kênh Suez mở cửa trở lại.

Sự cố kênh đào Suez tác động nghiêm trọng tới ngành vận tải biển toàn cầu.
Sự cố kênh đào Suez tác động nghiêm trọng tới ngành vận tải biển toàn cầu.

Dòng chảy thương mại giữa châu Á và phương Tây vốn đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 nay càng trở nên khó khăn.

Những tàu có điểm đến là châu Âu đi qua kênh Suez dự kiến tới nơi cùng lúc trong tuần này, vài ngày sau đó là nhóm tàu chọn đi vòng qua mũi Hảo Vọng ở châu Phi. 80% hàng hóa nhập khẩu vào châu Âu được vận chuyển bằng tàu, hầu hết từ châu Á.

Lĩnh vực Logistics bị đảo lộn từ trước vụ việc kênh Suez và nguy cơ tắc nghẽn tàu ở các cảng châu Âu sẽ làm phức tạp hơn nữa quá trình đưa container xuất khẩu ngược về châu Á. Các cảng châu Âu xác nhận họ đã chuẩn bị hết sức có thể cho làn sóng container sắp tới.

Tại Hamburg, cảng lớn nhất Đức, công ty bốc dỡ container Hamburger Hafen und Logistik thuê thêm 100.000 m2 để lưu trữ container. Các xe tải chở container xuất khẩu được yêu cầu không đến cảng sớm hơn tàu nhận hàng cập bến 48 giờ.

Tương tự, PSA, công ty bốc dỡ container lớn nhất nhất ở cảng Antwerp, Bỉ, thiết lập khung thời gian 7 ngày để tiếp nhận container xuất khẩu sang Trung và Viễn Đông nhằm giữ lượng container tại cảng ở mức thấp, tránh gây thêm "nút cổ chai".

Cảng Piraeus, Hy Lạp - phần lớn thuộc sở hữu của công ty vận tải biển Trung Quốc COSCO Shipping - bắt đầu bốc dỡ hàng hóa liên tục và sẽ duy trì tình trạng này nếu cần.

Các hãng vận tải biển châu Á lo ngại tắc nghẽn ở châu Âu sẽ làm gián đoạn dòng chảy container trở về từ cảng phương Tây.
(Theo VTV)

Các tin khác
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.

Triều Tiên phát hành bài hát mới ca ngợi Chủ tịch Kim Jong Un là một "người cha gần gũi" và "nhà lãnh đạo vĩ đại".

Isfahan được biết đến với căn cứ không quân quân sự rộng lớn và các địa điểm quan trọng đối với chương trình hạt nhân của Iran.

Hãng ABC News dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, vào sáng sớm 19/4 (theo giờ địa phương), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.

Các bể chứa nước thải đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở tỉnh Fukushima, Nhật Bản ngày 24/8/2023. Ảnh tư liệu

Ngày 19/4, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) của Nhật Bản thông báo bắt đầu đợt xả thứ 5 lượng nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển.

Hong Kong (Trung Quốc) phải vật lộn với việc xử lý hàng ngàn tấn rác thải nhựa mỗi ngày.

Chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) sẽ cấm đồ bằng nhựa dùng một lần tại các nhà hàng từ ngày 22/4/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục