Nga phủ quyết văn kiện Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/12/2021 | 2:44:00 PM

Nga bác bỏ dự thảo nghị quyết đầu tiên của Liên Hợp Quốc (LHQ) coi biến đổi khí hậu là mối đe dọa với an ninh và hòa bình quốc tế.

Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia trong một cuộc bỏ phiếu tại trụ sở LHQ ở New York hồi tháng 10/2018.
Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia trong một cuộc bỏ phiếu tại trụ sở LHQ ở New York hồi tháng 10/2018.

Dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) do Ireland và Niger đệ trình, kêu gọi Tổng thư ký Antonio Gutterres "biến rủi ro an ninh liên quan tới khí hậu thành bộ phận trọng tâm trong các chiến lược ngăn ngừa xung đột toàn diện".

Văn kiện còn kêu gọi người đứng đầu LHQ báo cáo trong vòng hai năm "các tác động an ninh" của biến đổi khí hậu lên những vấn đề thuộc phạm vi giải quyết của Hội đồng Bảo an và tìm kiếm giải pháp.

Trong cuộc bỏ phiếu hôm 13/12, dự thảo nghị quyết được 12 trong số 15 thành viên Hội đồng Bảo ủng hộ. Trung Quốc bỏ phiếu trắng, còn Ấn Độ và Nga phản đối, cho rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu chủ yếu liên quan tới phát triển kinh tế hơn là an ninh quốc tế. Trong số này, lá phiếu của Nga mang tính phủ quyết, vì Nga là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ.

Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia cho rằng dự thảo trên sẽ biến "một vấn đề khoa học và kinh tế thành vấn đề chính trị hóa", đồng thời "tạo ra trùng lặp, rối rắm" với các diễn đàn ứng phó biến đổi khí hậu khác của LHQ. "Với chúng tôi, mối liên hệ trực tiếp giữa chủ nghĩa khủng bố và biến đổi khí hậu là quá xa vời", ông nói.

Nebenzia còn chỉ trích dự thảo nghị quyết "là một quả bom hẹn giờ chực nổ", chuyển hướng sự chú ý của hội đồng khỏi lý do thực sự của xung đột ở nhiều nơi, tạo cớ can thiệp vào bất kỳ quốc gia nào trên hành tinh.

Nga gần đây sử dụng quyền phủ quyết trong hàng loạt dự thảo đề xuất tại Hội đồng Bảo an, từ các vấn đề Ethiopia tới Libya, Sudan và Cộng hòa Trung Phi.

Linda Thomas-Greenfield, đại sứ Mỹ tại LHQ, cho rằng hành động phủ quyết của Nga là "rất khó giải thích". Abdou Abarry, đại sứ Niger tại LHQ, chỉ trích Nga "thiển cận" khi phản đối dự thảo nghị quyết.

Trong khi đó, đại sứ Trung Quốc Zhang Jun cho rằng "điều Hội đồng Bảo an cần làm lúc này không phải là ganh đua chính trị".

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Elon Musk được Time vinh danh là nhân vật của năm.

Elon Musk - giám đốc điều hành của Tesla và SpaceX được tạp chí Time vinh danh là nhân vật của năm 2021.

Vị trí xảy ra động đất ngoài khơi Indonesia hôm nay.

Động đất 7,3 độ xảy ra ngoài khơi Indonesia hôm nay và Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương cho biết có thể xuất hiện sóng thần nguy hiểm.

Sinopec là nhà sản xuất nhiên liệu hydro lớn nhất Trung Quốc hiện nay.

Công ty lọc dầu China Petrochemical Corporation (Sinopec) khởi công xây nhà máy sản xuất hydro hoạt động hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời.

Quan chức Indonesia thông báo về việc bố trí đường bay đặc biệt cho các đại biểu tham dự G20 tại Indonesia.

Indonesia sẽ triển khai tuyến đường bay riêng cho đại biểu tham dự Hội nghị G20 tại Indonesia, tách biệt với tuyến đường của hành khách dân sự nhằm đảm bảo các quy định về sức khỏe.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục