Nga và Ukraine liên tiếp tổ chức các cuộc tập trận

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/2/2022 | 7:40:32 AM

Tình hình Nga - Ukraine tiếp tục leo thang căng thẳng khi cả hai phía đều liên tiếp tổ chức các cuộc tập trận trên bộ và trên biển.

Nga đã điều 6 chiến hạm từ Địa Trung Hải tới Biển Đen để tham gia tập trận hải quân. Moscow tuyên bố, trong tháng 1 và tháng 2, hải quân nước này sẽ tổ chức một loạt cuộc tập trận với sự tham gia của tất cả các hạm đội từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương. Đồng thời khẳng định đây là hoạt động đã được lên kế hoạch từ trước. Nga cũng triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-400 chuẩn bị cho các cuộc tập trận chung với Belarus từ ngày 10 tới ngày 20 tháng này.

Để đáp trả động thái này của Nga, Bộ Quốc phòng Ukraine cũng tuyên bố sẽ tiến hành các cuộc tập trận kéo dài 10 ngày, bắt đầu từ ngày 10/2. Trước việc Nga đẩy mạnh các hoạt động tập trận trong thời gian gần đây, Mỹ và đồng minh đã cáo buộc Moscow chuẩn bị cho cuộc tấn công vào Ukraine. Tuy nhiên, Nga đã nhiều lần bác bỏ giả thuyết này.

Trong bối cảnh cả Nga và Ukraine cùng các quốc gia phương Tây liên tiếp tổ chức các cuộc tập trận quân sự, thể hiện sức mạnh quân sự trước đối phương, các cuộc gặp con thoi giữa các nhà lãnh đạo các bên liên quan cũng diễn ra liên tục trong mấy ngày qua. Những tín hiệu tích cực đã xuất hiện trong các cuộc hội đàm dù chưa có gì thực sự chắc chắn.

Trong nỗ lực mới nhất nhằm tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho những căng thẳng gia tăng liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, các nhà lãnh đạo Đức, Pháp và Ba Lan đã gặp nhau tại Berlin ngày 8/1 và thống nhất một lập trường chung là sẽ nỗ lực để "tránh một cuộc chiến tranh ở châu Âu".

Thủ tướng Đức Olaf Scholz: "Chúng tôi thống nhất với mục tiêu duy trì hòa bình ở châu Âu thông qua ngoại giao, các thông điệp rõ ràng và quyết tâm cùng hành động".

Về phần mình, Tổng thống Macron trước khi tham dự cuộc hội đàm này đã có chuyến công du con thoi tới cả Moscow và Kiev để gặp gỡ với Tổng thống Nga Putin và nhà lãnh đạo Ukraine Zelezinsky. Ông cho biết đã nhận được lời cam kết của cả hai nhà lãnh đạo này về việc tôn trọng thỏa thuận Minsk trong giải quyết căng thẳng hiện nay.

Theo kế hoạch, các nhà lãnh đạo của "Nhóm bộ tứ Normandy" (gồm Pháp, Đức, Nga và Ukraine) sẽ gặp nhau ngày 10/2. Sau đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ tới Ukraine và Nga trong các ngày 14 và 15/2 để thảo luận về các biện pháp giải quyết khủng hoảng ở Ukraine.

Dù chưa có một giải pháp cụ thể nào được đưa ra, nhưng những chuyến công du con thoi này cũng sẽ góp phần đẩy xa nguy cơ về một cuộc chiến tranh đang cận kề. 

(Theo VTV)

Các tin khác
Mexico trở thành nước nhập khẩu ngô lớn nhất thế giới.

Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, Hội đồng Nông nghiệp và Chăn nuôi Mexico mới đây cho biết quốc gia này đã trở thành thị trường nhập khẩu ngô lớn nhất thế giới.

Tổng thống Peru Pedro castillo đã bổ nhiệm Bộ trưởng Tư pháp Anibal Torres làm thủ tướng mới.

Ngày 9/2 (giờ Việt Nam), Tổng thống Peru Pedro castillo đã bổ nhiệm Bộ trưởng Tư pháp Anibal Torres làm thủ tướng mới.

Các tay súng Taliban

Nga sẽ ủng hộ các nỗ lực của Taliban nhằm có được sự công nhận của cộng đồng quốc tế nếu chính quyền Taliban tuân thủ các cam kết về nhân quyền và một chính phủ đa sắc tộc.

Ông Ferdinand Marcos Jr. đang là ứng viên sáng giá trong cuộc bầu cử tổng thống Philippines sắp tới.

Philippines hôm 8/2 chính thức bước vào chiến dịch vận động tranh cử để tìm kiếm người kế nhiệm Tổng thống Rodrigo Duterte.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục