Nga bắt đầu rút lực lượng gần Ukraine

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/2/2022 | 4:51:45 PM

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga thông báo bắt đầu rút một số lực lượng về căn cứ sau khi hoàn tất diễn tập gần Ukraine.

Quân đội Nga diễn tập ở Kursk, gần biên giới Ukraine vào tháng 12/2021.
Quân đội Nga diễn tập ở Kursk, gần biên giới Ukraine vào tháng 12/2021.

"Các đơn vị thuộc quân khu phía Tây và phía Nam đang lên xe, tàu hỏa và sẽ trở về căn cứ thường trực vào cuối ngày hôm nay", Interfax dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho hay.

Konashenkov cho biết lực lượng này rút về căn cứ sau khi hoàn thành các cuộc diễn tập gần Ukraine.

Video được Bộ Quốc phòng Nga chiếu trên màn hình sau lưng tướng Konashenkov cho thấy các phương tiện quân sự lên đường trở về căn cứ sau khi diễn tập. Trong video, nhiều xe tăng, thiết giáp, xe chiến đấu bộ binh và pháo tự hành được chuyển lên tàu hỏa.

Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu đơn vị tham gia tập trận và động thái rút quân của Nga sẽ ảnh hưởng thế nào đến tổng số quân ở dọc biên giới với Ukraine, nhưng đây là thông báo rút quân đầu tiên của Nga trong nhiều tuần qua.

Thông báo được Bộ Quốc phòng Nga đưa ra trước cuộc gặp giữa Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhằm tìm giải pháp hạ nhiệt căng thẳng Ukraine. Trước đó một ngày, Scholz đã tới Kiev để họp bàn với Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky.

Điện Kremlin hôm qua phát đi tín hiệu sẵn sàng duy trì đối thoại cởi mở để giải quyết khủng hoảng Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói các cuộc đàm phán "không thể diễn ra vô thời hạn, nhưng tôi sẽ đề nghị tiếp tục và tăng cường chúng trong giai đoạn này".

Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cũng xác nhận một số cuộc tập trận của quân đội Nga gần Ukraine đã hoàn tất và nhiều cuộc tập trận khác sẽ kết thúc "trong tương lai gần".

Căng thẳng leo thang sau khi Mỹ và nhiều đồng minh phương Tây cáo buộc Nga có kế hoạch tấn công Ukraine, khi điều động hơn 100.000 quân cùng nhiều khí tài quân sự áp sát biên giới nước láng giềng.

Trước đợt điều quân của Nga, Mỹ điều chiến hạm và oanh tạc cơ B-1B tham gia "diễn tập ngoài kế hoạch" của NATO tại Biển Đen, với hai thành viên của liên minh là Thổ Nhĩ Kỳ và Romania cùng Ukraine. Ngoài ra, Mỹ và một số đồng minh NATO tiếp tục bán và viện trợ vũ khí cho Ukraine. Với ủng hộ từ Washington, Kiev leo thang chiến sự với phe ly khai ở miền đông sau nhiều năm giao tranh hạ nhiệt.

Nga nhiều lần bác cáo buộc, khẳng định mọi hoạt động quân sự sát biên giới phía tây là vấn đề nội bộ và chỉ nhằm mục tiêu diễn tập trước mối đe dọa từ kịch bản NATO mở rộng sang phía đông, đồng thời chỉ trích Mỹ và đồng minh phóng đại nguy cơ chiến tranh. Moskva cũng cho rằng cuộc khủng hoảng hiện nay là kết quả của việc Mỹ và Tây Âu phớt lờ những lo ngại an ninh chính đáng của họ.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Truyền thông nhà nước Syria hôm nay (15/2) đưa tin, một binh sĩ quân đội đã thiệt mạng và 11 người khác bị thương trong vụ nổ xe quân sự ở thủ đô Damascus.

Biển hiệu chào mừng du khách Australia khi bong bóng đi lại giữa New Zaeland và Australia được thiết lập vào năm 2020.

Theo kế hoạch đã công bố trước đó, bắt đầu từ ngày 28/2 tới, New Zealand sẽ mở cửa biên giới với công dân nước này và các đối tượng hợp pháp khác đang sinh sống tại Australia và tiến tới mở cửa biên giới cho sinh viên quốc tế và lao động có tay nghề từ tháng 4/2022.

Người dân nhận hàng cứu trợ tại tỉnh Balkh, Afghanistan.

Tổng thống Mỹ đóng băng 7 tỷ USD tài sản thuộc về chính phủ cũ của Afghanistan, nhằm tách riêng phần tiền đền bù cho các nạn nhân vụ tấn công 11/9 với phần tiền dành để hỗ trợ cho Afghanistan.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres

Ngày 14/2, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cảnh báo rằng đã đến lúc “xoa dịu căng thẳng” giữa Nga và phương Tây về khủng hoảng Ukraine. Ông bày tỏ “lo ngại sâu sắc” về nguy cơ xung đột.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục