Mỹ có thể xem xét loại Nga khỏi G20

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/3/2022 | 3:25:07 PM

Mỹ và đồng minh đang đánh giá liệu Nga có nên tiếp tục là thành viên G20 sau chiến dịch quân sự ở Ukraine hay không, Reuters dẫn các nguồn tin.

Hội nghị bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G20 tại Jakarta, Indonesia tháng trước.
Hội nghị bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G20 tại Jakarta, Indonesia tháng trước.

"Đã có các cuộc thảo luận về việc liệu Nga có tiếp tục phù hợp là một thành viên G20 nữa hay không. Nếu Nga vẫn là thành viên, G20 sẽ trở thành tổ chức kém hữu ích hơn", các nguồn tin tham gia cuộc thảo luận của Mỹ và đồng minh phương Tây ngày 22/3 cho hay.

Tuy nhiên, nguồn tin cũng nhấn mạnh nỗ lực loại Nga khỏi G20 sẽ bị nhiều nền kinh tế trong nhóm phủ quyết, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Arab Saudi và những nước khác, làm dấy lên lo ngại một số thành viên sẽ không cử đại diện tham dự hội nghị G20 năm nay.

G20 cùng với G7, bao gồm Mỹ, Pháp, Đức, Italy, Canada, Nhật Bản và Anh, là nền tảng quốc tế quan trọng để điều phối các hoạt động từ ứng phó biến đổi khí hậu đến xử lý các khoản nợ ở nước ngoài.

G7 được thành lập vào thập niên 1970 gồm 7 quốc gia có nền kinh tế công nghiệp hàng đầu thế giới. Sau khi kết nạp Nga, nhóm này trở thành G8. Tuy nhiên, Nga đã bị loại khỏi nhóm vào năm 2014 sau khi sáp nhập bán đảo Crimea.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm nay lên đường tới châu Âu trong chuyến công du quan trọng để dự hội nghị thượng đỉnh NATO, EU và G7, cũng như thảo luận với các đồng minh về cuộc khủng hoảng Ukraine.

Khi được hỏi liệu Tổng thống Biden có quyết định loại Nga khỏi G20 khi gặp các đồng minh tại Brussels, Bỉ tuần này hay không, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho rằng "Nga không thể hoạt động như bình thường trong các tổ chức quốc tế và cộng đồng quốc tế". Tuy nhiên, Mỹ có kế hoạch tham khảo ý kiến đồng minh trước khi đưa ra quyết định.

Một nguồn tin của Liên minh châu Âu (EU) xác nhận cuộc thảo luận đang diễn ra về tình trạng của Nga tại các hội nghị sắp tới của G20. Indonesia hiện giữ ghế chủ tịch luân phiên của nhóm này.

"Indonesia đã được thông báo rõ ràng rằng hiện diện của Nga tại các hội nghị cấp bộ trưởng sắp tới sẽ là vấn đề lớn đối với các nước châu Âu", nguồn tin nói, thêm rằng không có quy trình rõ ràng nào để loại một quốc gia khỏi G20.

Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine hôm 24/2, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt, loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, ngăn Moskva tiếp cận các công nghệ tiên tiến và đưa nhiều tài phiệt, quan chức Nga vào danh sách cấm vận.

Mỹ đã áp lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga, châu Âu vẫn tránh điều này, vì phụ thuộc vào dầu và khí đốt của Nga ở mức độ lớn hơn nhiều so với Mỹ. Tổng thống Mỹ được cho là sẽ tuyên bố áp lệnh trừng phạt 300 nghị sĩ Hạ viện Nga trong chuyến thăm Brussels.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres.

Trong một phát biểu với báo giới ngày 22/3, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng cuộc xung đột ở Ukraine sẽ "không đi đến đâu", đồng thời kêu gọi các bên đàm phán để chấm dứt các hành động thù địch.

Hạ viện Nga.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang chuẩn bị trừng phạt hầu hết các nghị sĩ của Hạ viện Nga.

Một người dân Trung Quốc làm lễ theo tín ngưỡng địa phương cho các nạn nhân xấu số gần hiện trường máy bay rơi ngày 22-3.

Tối 22-3, Cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc thông báo không tìm thấy người sống sót sau 36 tiếng kể từ khi thảm kịch xảy ra.

Thủ tướng Justin Trudeau phát biểu tại Quebec, Canada.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 22/3 đã công bố thỏa thuận giữa đảng Tự do cầm quyền và đảng Dân chủ mới (NDP), theo đó NDP sẽ ủng hộ chính phủ thiểu số của Thủ tướng Trudeau đến năm 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục