Chính phủ Sri Lanka hôm 12/4 tuyên bố vỡ nợ vì không trả được khoản nợ nước ngoài lên tới 51 tỷ USD và đang chờ gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
|
Sri Lanka hôm 12/4 tuyên bố vỡ nợ vì không trả được khoản nợ nước ngoài lên tới 51 tỷ USD.
|
Bộ tài chính Sri Lanka cho biết các chủ nợ, bao gồm cả những chính phủ nước ngoài đã cho quốc gia Nam Á này vay, được tự do vốn hóa chi phí lãi vay (tiền lãi được cộng vào số dư cho vay) đáo hạn từ chiều 12/4, hoặc chọn hoàn vốn bằng đồng rupee Sri Lanka, AFP đưa tin.
Sri Lanka đang trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ khi giành độc lập năm 1948.
Cuộc khủng hoảng mà chính phủ của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đang phải đối mặt một phần là do Covid-19 chặn đứng nguồn thu từ ngành du lịch.
Bên cạnh đó, chi tiêu của chính phủ ở mức cao, việc cắt giảm thuế khiến nguồn thu của nhà nước bị thâm hụt, các khoản trả nợ lớn cho Trung Quốc, và dự trữ ngoại hối ở mức thấp nhất trong một thập kỷ cũng góp phần vào tình trạng hiện nay.
Việc chính phủ in tiền để trả các khoản vay trong nước và trái phiếu nước ngoài cũng thúc đẩy lạm phát.
Tình trạng thiếu ngoại tệ đã khiến nước này gặp khó khăn trong nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, xăng dầu hay thuốc men.
Nhiều người đã phải xếp hàng dài để mua thực phẩm và dầu ăn, trong khi chính phủ Sri Lanka phải áp dụng biện pháp cắt điện luân phiên hay phát hành tem phiếu với sữa bột, đường, đậu lăng và gạo.
Giới chức Sri Lanka cho biết đang tìm kiếm gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để cải thiện tình hình, giải quyết một phần khoản nợ nước ngoài và tăng cường dự trữ ngoại tệ. IMF cho biết đang cân nhắc yêu cầu được Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đưa ra hôm 16/3.
(Theo Zing)
Chính quyền Thượng Hải đã phân loại hơn 7.000 khu dân cư là khu vực có nguy cơ thấp và một số khu dân cư đặc thù ở các quận, để cho phép người dân ra khỏi nhà.
Ngày 12/4, chính phủ Nhật Bản đã chính thức quyết định đóng băng thêm tài sản của 400 cá nhân người Nga.
Điện Kremlin sẽ nộp đơn kiện lên tòa án nếu phương Tây dồn ép họ vào cảnh vỡ nợ với lý do không đáp ứng nghĩa vụ thanh toán đối với trái phiếu châu Âu (Eurobond).
Chính phủ Chile tuyên bố từ ngày 1-5 sẽ mở cửa trở lại tất cả đường biên giới trên bộ của nước này, sau hơn 2 năm đóng cửa nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19.