Cầu đường sắt đầu tiên xuyên biên giới Nga-Trung vận hành thử nghiệm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/4/2022 | 7:48:20 AM

Cầu đường sắt đầu tiên xuyên biên giới Nga-Trung đang trong quá trình chạy thử, trước khi chính thức đi vào hoạt động trong tháng 8 tới.

Cây cầu sẽ được chính thức đưa vào hoạt động vào ngày 20/8.
Cây cầu sẽ được chính thức đưa vào hoạt động vào ngày 20/8.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), với khả năng vận chuyển hàng hóa hàng năm lên đến 21 triệu tấn, cây cầu đường sắt này dự kiến là phương tiện thúc đẩy đáng kể thương mại xuyên biên giới giữa hai nước láng giềng.

Thông tin được cập nhật trong bối cảnh cả Trung Quốc và Nga đang chịu sức ép quốc tế ngày càng gia tăng sau khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Bắc Kinh từ chối lên án Moskva cũng như không ủng hộ các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga.

"Cây cầu… có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao trong thương mại Trung Quốc – Nga”, quan chức thành phố Đồng Giang (tỉnh Hắc Long Giang) thông báo.

Với chi phí xây dựng 355 triệu USD, cây cầu đường sắt dài 2,2 km vắt ngang sông Hắc Long (sông Amur) nối giữa hai nước.

Trong thông báo của thành phố Đồng Giang, các quan chức cho biết đợt chạy thử đầu tiên trên tuyến đường sắt diễn ra vào ngày 10/4, với các tàu chở hàng hướng về Trung Quốc.

Theo đài Sputnik, cây cầu này chủ yếu được sử dụng để vận chuyển than đá, quặng sắt, gỗ và phân bón khoáng sản từ Nga sang Trung Quốc. Thống đốc khu tự trị Do Thái của Nga ông Rostislav Goldstein cho hay cây cầu này sẽ được chính thức đưa vào hoạt động vào ngày 20/8.

Cây cầu sẽ rút ngắn hành trình tàu hỏa từ Hắc Long Giang đến Moskva - cách nhau 6.000 km, giảm thời gian di chuyển hơn 10 giờ cũng như giảm bớt sức ép đối với các cảng đất liền Manzhouli và Suifenhe dọc biên giới dài 4.209 km giữa hai nước.

Trong bối cảnh các quốc gia phương Tây gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga vì chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, giới quan sát đang chờ xem liệu Trung Quốc có trở thành "cứu cánh” kinh tế cho nước láng giềng hay không, đặc biệt sau khi hai nước tuyên bố hồi tháng 2 rằng tình hữu nghị giữa hai bên là "không giới hạn".

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga. Vào tháng 3, thương mại của Trung Quốc với Nga đã tăng 12,76% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 11,67 tỷ USD, trong khi tăng trưởng trong tổng xuất nhập khẩu của Trung Quốc là 6,1%. Ngoài ra, nhập khẩu các mặt hàng của Nga vào Trung Quốc tăng 26,38% trong tháng 3. Năm ngoái, tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã tăng 35,8% lên mức kỷ lục 147 tỷ USD.

Li Kuiwen, phát ngôn viên của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, ngày 13/4 cho biết cơ quan này tiếp tục theo dõi các tác động thương mại từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.

"Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại bình thường giữa Trung Quốc với Nga, Ukraine và các nước liên quan khác”, người phát ngôn khẳng định.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas phát biểu tại một cuộc họp ở thành phố Ramallah, Bờ Tây ngày 3/9/2020.

Tổng thống Chính quyền Palestine (PA) Mamoud Abbas ngày 14/4 đã triệu tập cuộc họp các quan chức cấp cao trong bối cảnh xuất hiện nhiều lời kêu gọi chấm dứt các thỏa thuận hợp tác an ninh với Israel.

Đài truyền hình quốc gia Syria đưa tin, đêm qua 14/4 Israel đã không kích một số địa điểm ở khu vực phía tây thủ đô Damascus của nước này.

Hiện trường vụ cháy nổ tại nhà máy sản xuất dược phẩm ở Ấn Độ.

Báo cáo sơ bộ cho thấy nguyên nhân vụ nổ là do rò rỉ khí gas tại một lò phản ứng của nhà máy dược phẩm ở bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ, khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và 12 người bị thương.

Một vụ thử tên lửa của Triều Tiên.

Hãng tin Reuters hôm nay (14/4) dẫn bản dự thảo Nghị quyết được cho do Mỹ đề xuất tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nhằm tìm kiếm lệnh trừng phạt mới nhằm vào Triều Tiên, liên quan đến các vụ phóng thử tên lửa gần đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục