WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới từ mức 4,1% xuống còn 3,2% do việc giảm triển vọng tăng trưởng của các khu vực châu Âu và Trung Á, bao gồm Nga và Ukraine.
|
Các kệ hàng tại một chợ bán thực phẩm ở Arlington, Virginia, Mỹ.
|
Ngày 18/4, Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2022 do xung đột giữa Nga và Ukraine.
Chủ tịch WB David Malpass đã thông báo trong hội nghị rằng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2022 sẽ bị hạ từ mức 4,1% xuống còn 3,2%.
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới do việc giảm triển vọng tăng trưởng của các khu vực châu Âu và Trung Á, bao gồm Nga và Ukraine. Kinh tế khu vực này hiện dự kiến sẽ giảm 4,1% năm 2022.
Ông Malpass cho biết trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp bàn tròn mùa xuân năm 2022 rằng, xung đột ở Ukraine và việc ngừng hoạt động liên quan đến đại dịch COVID-19 của Trung Quốc đang đẩy tốc độ tăng trưởng toàn cầu xuống thấp hơn và tỷ lệ nghèo đói cao hơn.
Người dân các nước đang phải đối mặt với sự đảo ngược trong phát triển giáo dục, y tế và bình đẳng giới cũng như việc suy giảm hoạt động thương mại và buôn bán. Ngoài ra, các cuộc khủng hoảng nợ và mất giá tiền tệ cũng là một trong những gánh nặng gây áp lực lên cuộc sống của người lao động thu nhập thấp.
Trong khi đó, nhiều cuộc thảo luận trong tuần này cũng sẽ tập trung vào những chủ đề trên. Theo ông Malpass, các dự báo cũng đang tập trung vào một số nền kinh tế tiên tiến và đang phát triển vì giá hàng hóa và năng lượng đang tăng.
Chủ tịch WB cho biết ông "quan tâm sâu sắc đến các nước đang phát triển," khi những nước này đang phải đối mặt với việc tăng giá năng lượng, phân bón và thực phẩm và khả năng lãi suất tăng.
Ngoài ra, ông Malpass cho biết ban lãnh đạo WB có thể sẽ thảo luận về gói ứng phó khủng hoảng kéo dài 15 tháng trị giá khoảng 70 tỷ USD từ tháng 4/2022 đến tháng 6/2023, trong đó gần 50 tỷ USD sẽ được triển khai trong ba tháng tới.
Ông Malpass cũng lưu ý rằng gói ứng phó mới sẽ lớn hơn số tiền 157 tỷ USD được chi trả trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19.
(Theo Vietnam+)
Điện Kremlin hôm qua cho rằng Ukraine liên tục thay đổi lập trường của mình khi đề cập đến các vấn đề đã được nhất trí trong các cuộc đàm phán hòa bình.
Chính phủ Hàn Quốc ngày 18/4 kêu gọi Triều Tiên giảm các hoạt động làm gia tăng căng thẳng và trở lại bàn đàm phán.
Ngày 17/4, người đứng đầu Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi bày tỏ hy vọng tình hình tại Ukraine sớm ổn định, sau khi hơn 4,8 triệu người dân nước này đã phải sơ tán kể từ khi xung đột xảy ra cuối tháng 2.
Căng thẳng giữa Israel và Palestine lại có dấu hiệu leo thang khi các cuộc xung đột giữa hai bên liên tục bùng phát trong tuần qua khiến hàng trăm người thương vong. Cộng đồng quốc tế lo ngại, nếu hai bên không có biện pháp kiềm chế, xung đột có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát, làm trầm trọng hơn những bất ổn an ninh trong khu vực Trung Đông.