Có 157 quốc gia ủng hộ Cộng hòa Czech ngồi vào ghế của Nga tại HRC trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ sẽ kết thúc vào năm 2023.
|
Một phiên họp của Liên Hợp Quốc.
|
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 10-5 đã bầu Cộng hòa Czech vào Hội đồng Nhân quyền để thay thế Nga, vốn bị đình chỉ tư cách thành viên vào tháng trước do chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và sau đó rút khỏi cơ quan gồm 47 thành viên này.
Nga đã ở năm thứ hai trong nhiệm kỳ ba năm tại Hội đồng Nhân quyền (HRC), có trụ sở ở Geneva (Thụy Sĩ). Cộng hòa Czech sẽ hoàn thành nhiệm kỳ của Nga tại cơ quan này.
Được thành lập vào năm 2006, HRC không thể đưa ra các quyết định mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng các quyết định của cơ quan này có sức nặng chính trị và có thể cho phép tiến hành các cuộc điều tra.
Có 180 trong tổng số 193 thành viên của Đại hội đồng LHQ tham gia cuộc bỏ phiếu. Cộng hòa Czech được bầu với 157 phiếu ủng hộ, trong khi 23 quốc gia bỏ phiếu trắng, theo hãng tin Reuters.
Một quan chức ngày 9-5 cho biết cho biết HRC sẽ tổ chức một phiên họp đặc biệt về Ukraine vào ngày 12-5, sau khi Kiev kêu gọi xem xét lại tình hình ở đó, bao gồm các báo cáo về thương vong hàng loạt ở TP cảng Mariupol.
Mỹ đã dẫn đầu nỗ lực hiếm hoi để đình chỉ tư cách thành viên của Nga sau khi Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24-2. Libya đã bị LHQ đình chỉ tư cách thành viên tại HRC vào năm 2011 do tình trạng bạo lực chống lại những người biểu tình của các lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo khi đó là ông Muammar Gaddafi.
(Theo PLO)
Kiev viện lý do "bất khả kháng" để chặn đường ống khí đốt dẫn từ Nga sang châu Âu, trong khi tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga nói rằng không có lý do gì để biện minh cho hành động này.
Ngày 10/5, trong cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Cộng hòa Séc đã giành được đa số ủng hộ để thay thế Nga sau khi nước này bị đình chỉ tham gia Hội đồng Nhân quyền do chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Cử tri Australia ngày hôm qua đi bỏ phiếu sớm cao kỷ lục trong cuộc bầu cử Quốc hội liên bang.
Ngày 10/5, các nước thành viên của WHO khu vực châu Âu đã thông qua nghị quyết có thể dẫn tới việc đóng cửa văn phòng khu vực đặt tại Nga.