G7 yêu cầu Nga trao lại quyền kiểm soát nhà máy hạt nhân cho Ukraine

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/8/2022 | 2:00:27 PM

“Chúng tôi yêu cầu Nga ngay lập tức trao lại toàn quyền kiểm soát nhà máy Zaporozhye cho chủ sở hữu hợp pháp là chính quyền Ukraine”, trích tuyên bố được đưa ra hôm 10/8 bởi các Ngoại trưởng Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ.

Binh sĩ Nga canh gác bên ngoài nhà máy Zaporozhye.
Binh sĩ Nga canh gác bên ngoài nhà máy Zaporozhye.

Theo các nhà ngoại giao, động thái này là cần thiết để đảm bảo "sự an toàn và bảo mật của cơ sở”. Trên hết, G7 một lần nữa kêu gọi Nga "rút quân khỏi Ukraine, tôn trọng lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine”.

Tuyên bố được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi Mátxcơva triệu tập phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để thảo luận về "các hành động khiêu khích của Ukraine”, ám chỉ một loạt các cuộc pháo kích nhằm vào nhà máy trong những ngày gần đây. Cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra vào hôm nay, 11/8.

Kiev phủ nhận cáo buộc và cho rằng Nga đã tự nã pháo vào cơ sở này để đổ lỗi cho Ukraine. Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine cũng cáo buộc Mátxcơva sử dụng nhà máy điện này như một căn cứ quân sự, lưu trữ vũ khí hạng nặng và tập trung binh sĩ.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) không thể tiếp cận nhà máy này kể từ khi xung đột Nga – Ukraine leo thang vào cuối tháng 2, và chỉ có thể dựa vào các báo cáo từ Ukraine để đánh giá tình hình trên thực địa. Nhà máy Zaporozhye hiện vẫn do các công nhân Ukraine vận hành dù nằm dưới sự kiểm soát của Nga.

Nhà máy Zaporozhye là nhà máy lớn nhất châu Âu, lưu trữ hàng chục tấn uranium và plutonium đã được làm giàu trong các lõi lò phản ứng và kho dự trữ nhiên liệu đã qua sử dụng, theo IAEA.

Tổng giám đốc IAEA dự kiến sẽ dẫn đầu đoàn thanh tra nhà máy Zaporozhye để đánh giá một cách độc lập về tình hình, cũng như để xác minh rằng các biện pháp bảo vệ không phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn được áp dụng.

Cả Kiev và Mátxcơva đều tuyên bố rằng họ mong muốn các cuộc thanh tra sẽ diễn ra. Tuy nhiên, mong muốn này vẫn chưa thành hiện thực do những lo ngại về bảo mật. Bộ Ngoại giao Nga cho biết hôm thứ Ba rằng sự chậm trễ này là lỗi của Kiev khi họ cho phép quân đội tiếp tục các cuộc tấn công khiêu khích.

Mátxcơva kêu gọi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres tận dụng quyền hạn của mình để đẩy nhanh chuyến thăm của IAEA. Tuần trước, ông Guterres nói rằng "bất kỳ cuộc tấn công nào vào nhà máy hạt nhân đều là hành động tự sát”.

Các nhà ngoại giao và quan chức quân sự Nga tuyên bố rằng các cuộc tấn công vào nhà máy điện Zaporozhye có thể dẫn đến một thảm họa tồi tệ hơn sự cố Chernobyl năm 1986.

(Theo TPO)

Các tin khác
Một học sinh tại Manila lấy cặp để che đầu khi đến trường dưới thời tiết nắng nóng

Với mỗi lớp học chỉ vỏn vẹn có một hai chiếc quạt nhỏ, 7.000 trường công lập tại Philippines chuyển sang học trực tuyến do thời tiết nắng nóng lên đến 44 độ C.

Phối cảnh thủ đô mới của Indonesia tại Nusantara.

Ngày 24-4, Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto tuyên bố sẽ nỗ lực vì lợi ích của mọi người dân Indonesia và kêu gọi tinh thần đoàn kết chung để đưa đất nước tiến lên.

Quang cảnh một phiên họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại New York, Mỹ ngày 29/11/2023.

Dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc không triển khai vũ khí trong không gian vũ trụ nhận được 13 phiếu thuận, trong khi Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Tổng thống Joe Biden mới đây đã ký ban hành gói viện trợ quân sự nước ngoài, bao gồm 61 tỷ USD hỗ trợ Ukraine.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục