Biểu tình lớn chưa từng có tại Israel đòi Thủ tướng Netanyahu từ chức

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/4/2024 | 7:43:18 AM

Tối qua (31/3) khoảng 100.000 người đã tập trung biểu tình bên ngoài trụ sở Quốc hội Israel ở thành phố Jerusalem, để kêu gọi Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Chính phủ từ chức.

Biểu tình phản đối Chính phủ Israel tại Jerusalem. Ảnh: The Times of Israel
Biểu tình phản đối Chính phủ Israel tại Jerusalem. Ảnh: The Times of Israel

Truyền thông Israel cho biết, đây là cuộc biểu tình phản đối Chính phủ lớn nhất tại nước này kể từ khi xung đột nổ ra ở dải Gaza hồi đầu tháng 10/2023.

Truyền thông Israel cho biết, hôm qua là ngày đầu tiên trong chiến dịch biểu tình kéo dài 4 ngày tại Jerusalem nhằm gây sức ép lên Thủ tướng Netanyahu. Những người biểu tình mang theo nhiều biểu ngữ và hô các khẩu hiệu yêu cầu Thủ tướng Netanyahu cùng Nội các lập tức từ chức, mở đường cho việc tổ chức tổng tuyển cử và thành lập một Chính phủ mới có khả năng tiến tới thỏa thuận trao đổi con tin với lực lượng Hamas.

Ngay trong tối qua, những người biểu tình đã dựng hơn 100 chiếc lều lớn bên ngoài tòa nhà Quốc hội, cho thấy quyết tâm theo đuổi kế hoạch biểu tình gây sức ép lên Chính phủ. Nhiều lãnh đạo phe đối lập tại Israel đã tuyên bố ủng hộ chiến dịch biểu tình, coi đó là hành động cứu quốc.

Nhân dịp này, các lãnh đạo đối lập cũng đưa ra nhiều phát ngôn mang nội dung công kích mạnh mẽ nhằm vào Thủ tướng Netanyahu.  

Trước cuộc biểu tình hôm qua, trong ngày 30/3, hàng chục nghìn người tại nhiều thành phố lớn của Israel cũng đã tiến hành biểu tình với cùng mục tiêu: gây sức ép lên Thủ tướng Netanyahu và Nội các.

Về phần mình, bất chấp sức ép từ phe đối lập và người biểu tình, Thủ tướng Israel Netanyahu hôm qua tuyên bố sẽ không tiến hành tổng tuyển cử trong bổi cảnh hiện nay. Theo người đứng đầu Chính phủ Israel, tổ chức tổng tuyển cử lúc này là không phù hợp và chỉ có lợi cho Hamas.

Theo nhiều nhà phân tích khu vực, áp lực từ chiến dịch biểu tình có thể buộc Chính phủ Israel phải linh động hơn trong tiến trình đàm phán để tiến tới thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin với lực lượng Hamas.

Tuy nhiên, không loại trừ khả năng ông Netanyahu và Nội các thời chiến của Israel có thể sẽ thực hiện bước đi đầy rủi ro là mở chiến dịch tấn công bộ binh quy mô lớn vào thành Rafah ở cực Nam Gaza để giải cứu các con tin và đánh bại lực lượng Hamas như đã nhiều lần tuyên bố.

(Theo VOV)

Các tin khác
Ông Maris Sangiampongsa, nhà ngoại giao kỳ cựu Thái Lan.

Ngày 1/5, Công báo Hoàng gia (Royal Gazette) Thái Lan đưa tin, ông Maris Sangiampongsa đã chính thức được Nhà vua nước này phê chuẩn làm Ngoại trưởng mới của xứ sở chùa vàng.

Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Argentina tại Buenos Aires.

Ngày 30/4, Hạ viện Argentina đã thông qua một dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp, thúc đẩy đơn giản hóa các hoạt động cơ quan Nhà nước và tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước.

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát sau vụ oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, ngày 19/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 29/4, tại phiên thảo luận với chủ đề "Trung Đông đang trong tình trạng căng thẳng" bên lề cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry khẳng định việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập là giải pháp duy nhất cho sự nghiệp của người Palestine.

Ảnh của Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trên màn hình trong cuộc vận động tranh cử cho ông Trump ở Green Bay, Wisconsin hôm 2/4.

Trong số hơn 70 cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm "siêu bầu cử" 2024, cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ được dự đoán là sự kiện lớn nhất, thu hút sự quan tâm chú ý nhất của thế giới, không chỉ vì đây là cuộc bầu cử có thể làm thay đổi lãnh đạo tại một siêu cường đứng đầu thế giới, mà còn bởi kết quả của nó sẽ có thể ảnh hưởng tới cục diện chính trị, kinh tế toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục