Nga yêu cầu Ukraine giao nộp nghi phạm khủng bố

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/4/2024 | 7:43:19 AM

Nga yêu cầu Ukraine giao nộp các nghi phạm được cho là có liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở ngoại ô Moskva hôm 22/3.

Bộ Ngoại giao Nga cho biết, họ đã chính thức gửi công hàm cho Kiev dựa trên Công ước quốc tế về ngăn chặn các vụ đánh bom khủng bố của Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết, họ đã chính thức gửi công hàm cho Kiev dựa trên Công ước quốc tế về ngăn chặn các vụ đánh bom khủng bố của Liên hợp quốc.

Ngày 31/3, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố Moskva đã yêu cầu Ukraine giao nộp tất cả nghi phạm được cho là phần tử khủng bố, đồng thời ngừng ngay lập tức các hoạt động hỗ trợ liên quan đến các đối tượng này.

Bộ Ngoại giao Nga cho biết, họ đã chính thức gửi công hàm cho Kiev dựa trên Công ước quốc tế về ngăn chặn các vụ đánh bom khủng bố được Liên hợp quốc thông qua và Công ước quốc tế về ngăn chặn tài trợ cho khủng bố. Các yêu cầu bao gồm "bắt giữ và dẫn độ ngay lập tức" tất cả các nghi phạm mà Moskva đã xác định và liên quan đến vụ tấn công khủng bố vào trung tâm hòa nhạc Crocus hôm 22/3.

Phía Nga cũng nhấn mạnh, vụ tấn công khủng bố Crocus "gây chấn động cả thế giới, cho đến nay, không phải là vụ tấn công khủng bố đầu tiên mà nước Nga phải hứng chịu gần đây”.

"Các cuộc điều tra do các cơ quan có thẩm quyền của Nga thực hiện cho thấy dấu vết của tất cả những tội ác này đều xuất phát từ Ukraine”, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh.

Cũng trong ngày 31/3, Giám đốc Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) Aleksandr Bortnikov cho biết, Moskva nắm rõ danh tính của những kẻ tổ chức các cuộc tấn công khủng bố chống lại Nga trong nhiều tháng qua.

Trong cuộc phỏng vấn với Russia 1, ông Bortnikov khi nói về yêu cầu của Tổng thống Vladimir Putin đưa ra cho FSB nhằm xác định chủ mưu đứng sau các cuộc tấn công vào vùng biên giới nước này thời gian qua. 

"Chúng tôi sẽ trừng phạt chúng dù mất bao lâu, hay chúng ở đâu", nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh.

Theo FSB, các cuộc tấn công xuyên biên giới giữa Nga và Ukraine thường do Quân đoàn tình nguyện Nga (RDK) và Quân đoàn tự do Nga - các đơn vị bán quân sự được Kiev hậu thuẫn thực hiện. Cả hai nhóm đều bị Moskva iệt vào danh sách tổ chức khủng bố.

Ông Bortnikov khẳng định tất cả các cơ quan an ninh ở Nga, không chỉ FSB, đều đang "tích cực” loại bỏ các tổ chức khủng bố này.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu giữa tháng 3 cho biết lực lượng Ukraine đã phải gánh chịu 3.500 thương vong trong nỗ lực kéo dài 8 ngày không thành công nhằm xâm phạm biên giới Nga. Ông nói, những tổn thất này bao gồm ít nhất 790 binh sĩ thiệt mạng.

Trong giai đoạn này, quân đội Nga cũng loại bỏ 23 xe tăng, 34 xe bọc thép (trong đó có 11 xe Bradley do Mỹ sản xuất), cũng như 5 bệ phóng tên lửa đa năng Vampire do Séc cung cấp và một trực thăng Mi-8 được lực lượng Ukraine sử dụng tấn công vào lãnh thổ Nga.

(Theo VTC)

Các tin khác
Ông Maris Sangiampongsa, nhà ngoại giao kỳ cựu Thái Lan.

Ngày 1/5, Công báo Hoàng gia (Royal Gazette) Thái Lan đưa tin, ông Maris Sangiampongsa đã chính thức được Nhà vua nước này phê chuẩn làm Ngoại trưởng mới của xứ sở chùa vàng.

Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Argentina tại Buenos Aires.

Ngày 30/4, Hạ viện Argentina đã thông qua một dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp, thúc đẩy đơn giản hóa các hoạt động cơ quan Nhà nước và tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước.

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát sau vụ oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, ngày 19/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 29/4, tại phiên thảo luận với chủ đề "Trung Đông đang trong tình trạng căng thẳng" bên lề cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry khẳng định việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập là giải pháp duy nhất cho sự nghiệp của người Palestine.

Ảnh của Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trên màn hình trong cuộc vận động tranh cử cho ông Trump ở Green Bay, Wisconsin hôm 2/4.

Trong số hơn 70 cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm "siêu bầu cử" 2024, cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ được dự đoán là sự kiện lớn nhất, thu hút sự quan tâm chú ý nhất của thế giới, không chỉ vì đây là cuộc bầu cử có thể làm thay đổi lãnh đạo tại một siêu cường đứng đầu thế giới, mà còn bởi kết quả của nó sẽ có thể ảnh hưởng tới cục diện chính trị, kinh tế toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục