Moscow đáp trả vụ Paris không cho vận động viên Nga, Belarus dự Olympic

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/4/2024 | 7:43:24 AM

Nga có thể sẽ tẩy chay một số hàng hóa Pháp vì Paris từ chối tiếp đón vận động viên Nga, Belarus tham dự Olympic Paris 2024.

Thị trưởng Paris Anne Hidalgo cầm cờ Olympic cùng Chủ tịch Ban tổ chức Paris 2024 Tony Estanguet.
Thị trưởng Paris Anne Hidalgo cầm cờ Olympic cùng Chủ tịch Ban tổ chức Paris 2024 Tony Estanguet.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 31/3 đã lên tiếng cảnh báo về các biện pháp trả đũa có thể xảy ra sau khi Thị trưởng Paris Anne Hidalgo cho biết các vận động viên Nga và Belarus "không được chào đón” tại Thế vận hội sắp tới.

"Có lẽ chúng tôi nên chọn một số sản phẩm của Pháp hiện đang được bày bán rộng rãi ở Nga và thông báo rằng 'chúng sẽ không được chào đón' không?" - RT dẫn lời bà Maria Zakharova bình luận về tin tức từ bà Hidalgo.

Bà Zakharova lưu ý rằng Nga có "một lượng lớn hàng hóa có thể được sử dụng để thay thế một số sản phẩm của Pháp”.

Việc trừng phạt kinh tế lẫn nhau giữa Nga và các nước châu Âu đã khiến nông dân ở các nước phương Tây, bao gồm cả ở Pháp trở nên phẫn nộ.

Với kịch bản tiếp tục cấm nhập khẩu một số hàng hóa khác ở Pháp, bà Zakharova dự đoán rằng, "các đại diện doanh nghiệp Pháp sẽ xông vào Tòa thị chính Paris, theo sau những người nông dân”.

Nông dân Pháp đã thực hiện các cuộc biểu tình chống lại chi phí, thuế ngày càng tăng và các quy định nghiêm ngặt của EU.

Vào cuối tháng 2, những người nông dân biểu tình đã xông vào một hội chợ trang trại lớn ở Paris trước chuyến thăm của Tổng thống Emmanuel Macron, khiến nhiều người kêu gọi ông từ chức.

Paris sẽ đăng cai Thế vận hội vào tháng 7 và tháng 8. Trong một tuyên bố vào tuần trước khi đến thăm một trung tâm huấn luyện dành cho các vận động viên Ukraine, bà Anne Hidalgo đã nói: "Tôi muốn nói với các vận động viên Nga và Belarus rằng họ không được chào đón ở Paris.”

Điều đáng chú ý là, các thí sinh của cả hai nước trước đó đã chính thức được phép tham gia với tư cách trung lập.

Sau khi bắt đầu xung đột Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) khuyến nghị các vận động viên Nga và đồng minh thân cận Belarus không được phép tranh tài ở các sự kiện quốc tế.

Vào tháng 12 năm ngoái, cơ quan này đã ra phán quyết rằng một số lượng hạn chế người từ hai nước có thể tham gia Thế vận hội với tư cách là AIN (vận động viên trung lập cá nhân).

Đầu tháng này, cơ quan quốc tế thông báo số lượng người Nga tối đa có thể đủ điều kiện tham dự Thế vận hội Paris là 55, trong khi Belarus giới hạn ở 28 vận động viên.

Tuy nhiên, theo giám đốc IOC James Macleod, các đội khó có thể đáp ứng được chỉ tiêu, với khoảng 36 vận động viên Nga và 22 vận động viên Belarus dự kiến sẽ tham dự Thế vận hội.

Người phát ngôn của Điện Kremlin, Dmitry Peskov, nói rằng quyết định của IOC "phá hủy lý tưởng Olympic và phân biệt đối xử với lợi ích của các vận động viên Olympic”. Ông nói thêm, những hạn chế này "hoàn toàn trái ngược với toàn bộ hệ tư tưởng của phong trào Olympic”.

(Theo GD&TĐ)

Các tin khác
Ông Maris Sangiampongsa, nhà ngoại giao kỳ cựu Thái Lan.

Ngày 1/5, Công báo Hoàng gia (Royal Gazette) Thái Lan đưa tin, ông Maris Sangiampongsa đã chính thức được Nhà vua nước này phê chuẩn làm Ngoại trưởng mới của xứ sở chùa vàng.

Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Argentina tại Buenos Aires.

Ngày 30/4, Hạ viện Argentina đã thông qua một dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp, thúc đẩy đơn giản hóa các hoạt động cơ quan Nhà nước và tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước.

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát sau vụ oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, ngày 19/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 29/4, tại phiên thảo luận với chủ đề "Trung Đông đang trong tình trạng căng thẳng" bên lề cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry khẳng định việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập là giải pháp duy nhất cho sự nghiệp của người Palestine.

Ảnh của Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trên màn hình trong cuộc vận động tranh cử cho ông Trump ở Green Bay, Wisconsin hôm 2/4.

Trong số hơn 70 cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm "siêu bầu cử" 2024, cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ được dự đoán là sự kiện lớn nhất, thu hút sự quan tâm chú ý nhất của thế giới, không chỉ vì đây là cuộc bầu cử có thể làm thay đổi lãnh đạo tại một siêu cường đứng đầu thế giới, mà còn bởi kết quả của nó sẽ có thể ảnh hưởng tới cục diện chính trị, kinh tế toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục