Ông Hun Sen trở thành chủ tịch thượng viện Campuchia

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/4/2024 | 3:24:49 PM

Cựu thủ tướng Campuchia Hun Sen được bầu làm chủ tịch thượng viện, chức vụ giữ vai trò nguyên thủ quốc gia khi Quốc vương ở nước ngoài.

Ông Hun Sen đi qua đội vệ binh tại tòa nhà Thượng viện ở thủ đô Phnom Penh ngày 3/4.
Ông Hun Sen đi qua đội vệ binh tại tòa nhà Thượng viện ở thủ đô Phnom Penh ngày 3/4.

Các thượng nghị sĩ Campuchia hôm nay bỏ phiếu bầu ông Hun Sen làm chủ tịch Thượng viện, sau khi Quốc vương Norodom Sihamoni triệu tập phiên họp của cơ quan này.

Phát biểu trước các thượng nghị sĩ sau cuộc bỏ phiếu, ông Hun Sen, 71 tuổi, cảm ơn họ vì "niềm vinh dự" này. Ông cam kết trên cương vị chủ tịch Thượng viện, ông sẽ thúc đẩy ngoại giao quốc tế của Campuchia.

Chức vụ chủ tịch Thượng viện cho phép ông Hun Sen giữ vai trò nguyên thủ quốc gia khi Quốc vương ở nước ngoài.

Thượng viện Campuchia có 62 ghế, trong đó 58 ghế được bầu bởi 125 nghị sĩ và hơn 11.000 quan chức đứng đầu chính quyền địa phương. 4 ghế thượng nghị sĩ còn lại được Vua Norodom Sihamoni và quốc hội Campuchia bổ nhiệm.

Hồi tháng 2, đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền giành được 55 trong tổng số 58 ghế Thượng viện, trong đó có một ghế của ông Hun Sen. Đảng đối lập Khmer Will giành được ba ghế.

Ông Hun Sen từ chức tháng 8/2023 sau gần 4 thập kỷ giữ chức thủ tướng Campuchia. Ông khi đó cho biết vẫn công tác ở các vị trí khác ít nhất tới năm 2033. Hun Manet, con trai cả của ông Hun Sen, trở thành Thủ tướng.

"Thượng viện không phải cơ quan chính trị hay lập pháp quyền lực, nhưng là biểu tượng chính trị cao nhất của quốc gia", nhà phân tích chính trị Campuchia Ou Virak nói. Theo ông, Quốc vương thường xuyên công du nên việc ông Hun Sen đảm nhận chức vụ chủ tịch Thượng viện là rất quan trọng và mang tính biểu tượng lớn.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Ông Maris Sangiampongsa, nhà ngoại giao kỳ cựu Thái Lan.

Ngày 1/5, Công báo Hoàng gia (Royal Gazette) Thái Lan đưa tin, ông Maris Sangiampongsa đã chính thức được Nhà vua nước này phê chuẩn làm Ngoại trưởng mới của xứ sở chùa vàng.

Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Argentina tại Buenos Aires.

Ngày 30/4, Hạ viện Argentina đã thông qua một dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp, thúc đẩy đơn giản hóa các hoạt động cơ quan Nhà nước và tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước.

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát sau vụ oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, ngày 19/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 29/4, tại phiên thảo luận với chủ đề "Trung Đông đang trong tình trạng căng thẳng" bên lề cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry khẳng định việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập là giải pháp duy nhất cho sự nghiệp của người Palestine.

Ảnh của Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trên màn hình trong cuộc vận động tranh cử cho ông Trump ở Green Bay, Wisconsin hôm 2/4.

Trong số hơn 70 cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm "siêu bầu cử" 2024, cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ được dự đoán là sự kiện lớn nhất, thu hút sự quan tâm chú ý nhất của thế giới, không chỉ vì đây là cuộc bầu cử có thể làm thay đổi lãnh đạo tại một siêu cường đứng đầu thế giới, mà còn bởi kết quả của nó sẽ có thể ảnh hưởng tới cục diện chính trị, kinh tế toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục