Thác nước lớn nhất thế giới

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/4/2024 | 7:42:02 AM

Một thác nước bên dưới eo biển Đan Mạch cao tới 3.500 m, vượt xa thác nước lớn nhất trên cạn là thác Angel ở Venezuela.

Thác nước eo biển Đan Mạch có lưu lượng gần 3,5 triệu m3/giây.
Thác nước eo biển Đan Mạch có lưu lượng gần 3,5 triệu m3/giây.

Thác Angel là thác nước cao nhất trên cạn với chiều cao 979 m và chiều rộng 150 m ở đáy, tương đương 3 tháp Eiffel xếp chồng lên nhau. Tuy nhiên, thác Angel không phải thác nước lớn nhất thế giới. Danh hiệu đó thuộc về thác nước eo biển Đan Mạch, khối nước dốc thẳng xuống ở eo biển giữa Greenland và Iceland, có nghĩa thác nước lớn và cao nhất thế giới này nằm dưới nước, theo Live Science.

Điều đó có thể xảy ra bởi chênh lệch nhiệt độ và độ mặn cung cấp sức mạnh cho phần lớn dòng hải lưu đại dương, theo Anna Sanchez Vidal, giáo sư khoa học hàng hải ở Đại học Barcelona tại Tây Ban Nha. Eo biển Đan Mạch vắt qua Vòng cực Bắc, đóng vai trò như chiếc phễu để nước vùng cực đổ từ các biển Bắc Âu vào Đại Tây Dương. Nhưng giống như mọi nơi khác trong đại dương, nước trong khu vực không đồng nhất.

Ở phía bắc eo biển Đan Mạch, nước bề mặt tiếp xúc với không khí Bắc Cực lạnh giá và trở nên lạnh hơn do một phần nước đóng băng, dẫn tới muối tập trung ở khu vực không đóng băng. Nước biển mặn và lạnh đặc hơn nước ấm, do đó chìm xuống đáy biển, trong khi lớp nhẹ hơn nổi lên bề mặt. Sự trao đổi này tiếp năng lượng cho dòng hải lưu sâu chảy về phía nam qua eo biển, đổ vào biển Irminger ở Bắc Đại Tây Dương.

Tất nhiên, những thác nước luôn có vách đá hoặc đường dốc, và eo biển Đan Mạch không phải ngoại lệ. Một gờ dốc 3.500 m ở đáy biển gần mũi phía nam Greenland được tạo ra bởi sông băng cách đây 11.500 - 17.500 năm, trong kỷ Băng Hà cuối cùng. Nước ở đáy biển chảy về hướng nam qua eo biển lao qua rìa gờ dốc và đổ xuống theo sườn của nó, tạo thành thác nước bên dưới lớp nước bề mặt ấm hơn của biển Irminger.

Dù đáy biển dốc xuống hơn 3.500 m, phần nước chảy tràn chỉ cao khoảng 2.000 m, gấp đôi chiều cao của thác Angel, do đổ vào một hồ sâu chứa nước lạnh và đặc. Thác nước này rất ấn tượng do không giống thác nước trên cạn, theo Mike Clare, trưởng nhóm hệ thống địa chất hàng hải tại Trung tâm hải dương học quốc gia của Anh ở Southampton. Ví dụ, phần nước chảy tràn rộng bằng eo biển Đan Mạch, có nghĩa nó trải rộng trên 480 km đáy biển. Kết quả là nước chảy xuống ở tốc độ chỉ khoảng 0,5 m/s, chậm hơn nhiều so với tốc độ đi bộ và thua xa tốc độ dòng chảy ở thác Niagara (109 km/h), hay 30,5 m/s.

Nước lạnh chảy qua eo biển Đan Mạch là một phần trong hệ thống hải lưu đại dương có tên Atlantic Meridional Overturning Circulation (AMOC), đưa nước ấm về hướng bắc và nước lạnh về hướng nam theo hình vòng tròn dài ở Đại Tây Dương. Sau khi rời khỏi eo biển Đan Mạch, nước lạnh tiếp tục hành trình về hướng nam tới Nam Cực, ấm dần và nhô lên mặt biển (gọi là nước trồi) rồi quay trở lại để hoàn thành chu kỳ ở Bắc Cực.

Vidal chia sẻ hiện nay, thác nước đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Chỏm băng tan chảy và đại dương ấm lên bơm nhiều nước ngọt vào hệ thống, làm chậm tốc độ của AMOC. Nếu AMOC không còn di chuyển, thác nước eo biển Đan Mạch sẽ bị giảm mật độ và ngừng chảy.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Các em nhỏ thu nhặt đồ đạc sót lại trong đống đổ nát của ngôi nhà bị phá hủy sau cuộc tấn công của Israel vào thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 1/5/2024.

Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ tất cả các giao dịch hàng hóa liên quan đến Israel đã bị dừng cho đến khi Israel tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguồn viện trợ nhân đạo đầy đủ, không gián đoạn tới Gaza.

Người thân các nạn nhân thiệt mạng trong vụ chen lấn kinh hoàng ủng hộ mở một cuộc điều tra mới về vụ việc.

Ngày 2-5, Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu thông qua dự luật, vốn được các đảng cầm quyền và phe đối lập ủng hộ, nhằm tiến hành một cuộc điều tra mới về vụ chen lấn chết người trong dịp Halloween ở quận Itaewon, thủ đô Seoul vào năm 2022.

Cảnh sát và nhân viên sở cứu hỏa bên ngoài một trường học tại khu Mayur Vihar, Delhi, sau khi nhiều trường học bị đe dọa đánh bom ngày 1-5

Có tới 100 trường học trên khắp Delhi và vùng thủ đô quốc gia (NCR) của Ấn Độ đã nhận được thư điện tử đe dọa đánh bom. Trong đó, hàng chục trường học đã được sơ tán.

Khói bốc lên trong vụ oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza ngày 21/4/2024.

Ngày 1/5, lực lượng Hamas của Palestine tuyên bố các cuộc đàm phán về việc ngừng bắn với Israel sẽ bị đình chỉ nếu Israel tấn công thành phố Rafah ở phía Nam Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục