Ngày 26/8, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương đã khai mạc tại Tonga, trong bối cảnh khu vực này đang thu hút sự chú ý của toàn cầu về nhiều vấn đề, trong đó có biến đổi khí hậu, an ninh và phát triển.
|
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: THX/TTXVN
|
Phát biểu tại Hội nghị, thư ký của diễn đàn, cựu Tổng thống Nauru Baron Waqa tuyên bố: "Chúng ta tụ họp vào một thời điểm then chốt trong lịch sử khu vực của chúng ta. Chúng ta đang ở trung tâm của lợi ích địa chính trị toàn cầu. Chúng ta đang ở tuyến đầu của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu".
Cũng tại Hội nghị, đề cập thách thức lớn về an ninh mà lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương đang phải đối mặt do cuộc khùng hoảng chính trị ở vùng lãnh thổ New Caledonia thuộc Pháp, Thủ tướng Tonga Siaosi Sovaleni nhấn mạnh: "Chúng ta cần phải đạt được thỏa thuận về tầm nhìn của chúng ta đối với một khu vực hòa bình và an ninh".
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres phát biểu tại Hội nghị nhấn mạnh những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với khu vực Thái Bình Dương. Ông nêu rõ: "Những quyết định mà các nhà lãnh đạo trên thế giới đưa ra trong những năm sắp tới sẽ quyết định số phận, trước hết là của người dân trên các quốc đảo Thái Bình Dương, sau đó là người dân ở những nơi khác". Tổng thư ký LHQ khẳng định: "Nếu chúng ta cứu được Thái Bình Dương, chúng ta sẽ cứu được thế giới".
Tại hội nghị này, lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương dự kiến sẽ tiếp tục thúc đẩy việc thành lập quỹ thích ứng với biến đổi khí hậu của khu vực - ý tưởng đã gặp trở ngại do các khoản đóng góp từ nước ngoài được cho là rất cần thiết bị cạn kiệt. Ngoài ra, họ cũng sẽ xem xét đề xuất của Australia đăng cai Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP) vào năm 2026. Vấn đề khai thác khoáng sản dưới biển sâu không nằm trong bất kỳ chương trình nghị sự chính thức nào của hội nghị này, nhưng có thể sẽ là một chủ đề được thảo luận sôi nổi bên lề Hội nghị.
(Theo Báo Tin Tức)
Ngày 25/8, Tel Aviv – thành phố lớn thứ 2 của Israel - đã mở tất cả 240 hầm trú bom công cộng cho cư dân, đóng cửa các bãi biển công cộng và hủy bỏ tất cả các sự kiện của thành phố trong bối cảnh biên giới với Liban nổ ra cuộc giao tranh mới với Hezbollah.
Tỷ phú người Pháp gốc Nga, ông Pavel Durov, đã bị bắt giữ tại Pháp để phục vụ một cuộc điều tra sơ bộ của cảnh sát tập trung vào việc trang mạng Telegram thiếu các biện pháp kiểm duyệt.
Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã lên tiếng nhận trách nhiệm vụ tấn công bằng dao khiến 3 người thiệt mạng trong một lễ hội đường phố tại Đức.
Gần 300.000 người Bangladesh đã phải lánh nạn tại các nơi trú ẩn khẩn cấp do lũ lụt nhấn chìm nhiều khu vực rộng lớn.