Kênh liên lạc đường dây nóng Nga - Mỹ không hoạt động

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/11/2024 | 2:20:36 PM

Đường dây nóng đặc biệt nhằm giải quyết khủng hoảng giữa điện Kremlin và Nhà Trắng không được sử dụng.

Cờ Nga và Mỹ được chụp tại Geneva, Thụy Sỹ.
Cờ Nga và Mỹ được chụp tại Geneva, Thụy Sỹ.

"Chúng tôi có đường dây an toàn đặc biệt để liên lạc giữa hai Tổng thống Nga và Mỹ. Có cả liên lạc video", người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết. Nhưng khi được hỏi liệu kênh này có đang được sử dụng hay không thì ông trả lời: "Không".

Đường dây nóng giữa Moskva và Washington được thiết lập vào năm 1963 nhằm giảm bớt những hiểu lầm gây ra Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, bằng cách cho phép liên lạc trực tiếp giữa nhà lãnh đạo Mỹ và Nga.

Vài ngày sau khi Washington cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất để tấn công sâu vào Nga, Tổng thống Vladimir Putin hạ thấp ngưỡng tấn công hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công thông thường.

Hôm 19/11, Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ để tấn công lãnh thổ Nga, tận dụng sự cho phép mới được cấp từ chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày thứ 1.000 của cuộc chiến. Nga cho hay việc sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine là tín hiệu rõ ràng của việc phương Tây muốn leo thang xung đột.

Nga bắt đầu thực hiện chính dịch quân sự vào lãnh thổ Ukraine từ tháng 2/2022. Cuộc xung đột đã biến hàng trăm thành phố và làng mạc của Ukraine thành tro bụi, khiến hàng triệu người phải di dời và hàng nghìn thường dân thiệt mạng, phần lớn là người Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từ lâu yêu cầu Washington và đồng minh NATO cho phép sử dụng vũ khí tầm xa. Ông Zelenskiy cho rằng chúng cần thiết để phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự và vận tải quan trọng đối với nỗ lực của Nga.

Theo Moskva, những vũ khí như vậy không thể được phóng đi nếu không có sự hỗ trợ hoạt động trực tiếp của Mỹ và việc sử dụng chúng sẽ biến Washington thành bên tham chiến trực tiếp trong cuộc chiến khiến Nga phải trả đũa.

Các nhà ngoại giao Nga thông tin cuộc khủng hoảng giữa Moskva và Washington có thể so sánh với cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 khi hai siêu cường thời Chiến tranh Lạnh tiến gần đến chiến tranh hạt nhân có chủ đích và phương Tây đang phạm sai lầm nếu nghĩ Nga lùi bước trong vấn đề Ukraine.

Nga xem vũ khí hạt nhân là phương tiện răn đe và học thuyết hạt nhân cập nhật của nước này nhằm mục đích cho kẻ thù tiềm tàng thấy rõ sự trả đũa không thể tránh khỏi nếu tấn công Nga. Ông Peskov nói với RIA rằng phương Tây đang tìm cách gây thất bại chiến lược đối với Nga bằng cách cho phép Kiev tấn công sâu vào Nga bằng vũ khí do Mỹ sản xuất.

(Theo VTC News) 

Các tin khác
Cầu Kerch ở Crimea bị Ukraine tấn công.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine khốc liệt đã bước vào ngày thứ 1.000 vào hôm 19/11/2024. Cuộc đối đầu quân sự lớn nhất châu Âu sau Thế chiến II này chứng kiến sự tổn thất hàng chục ngàn sinh mạng và sự tàn phá nhiều cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD, với những tổn thương khó đong đếm cho kinh tế, xã hội những nước tham chiến…

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Hãng tin Nga TASS sáng nay (19/11) đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh phê duyệt học thuyết hạt nhân với các điều khoản sửa đổi mới.

Các điểm bị tấn công hồi tháng 6

Tiếp tục chuỗi giao tranh ác liệt xuyên biên giới song song với các cuộc cận chiến chống quân đội Israel tại chiến trường Nam Lebanon, lực lượng Hezbollah trong ngày hôm qua đã mở lại nhiều cuộc tập kích dữ dội vào Israel, gây nhiều thương vong và khiến còi báo động vang lên tại hàng trăm khu dân cư, thị trấn.

Tên lửa ATACMS bắn trong một cuộc tập trận bắn đạn thật chung giữa Hàn Quốc và Mỹ. Ảnh minh họa.

Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu cho phép Ukraina sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công vào trong lãnh thổ Nga.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục