Bộ trưởng Quốc phòng Đức bác tin chặn viện trợ bổ sung cho Ukraine

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/1/2025 | 2:28:17 PM

Ngày 13-1, theo truyền thông quốc tế, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã phủ nhận thông tin Thủ tướng Đức Olaf Scholz chặn một đề xuất liên quan tới gói viện trợ quân sự bổ sung trị giá 3 tỷ euro cho Ukraine, đồng thời tiết lộ thêm rằng vấn đề này đang trong quá trình giải quyết.

Binh sĩ Ukraine tại thành phố Bakhmut hồi tháng 10-2023.
Binh sĩ Ukraine tại thành phố Bakhmut hồi tháng 10-2023.

"Không có lệnh cấm. Chúng tôi đã chuẩn bị một gói viện trợ mới cho Ukraine. Việc phê duyệt phải được quyết định về mặt chính trị”, Bộ trưởng Boris Pistorius nêu rõ.

Theo đề xuất, kế hoạch hỗ trợ mới sẽ cung cấp thêm cho Ukraine nhiều khí tài, bao gồm 3 hệ thống phòng không Iris-T, 10 khẩu pháo và số lượng lớn đạn pháo.

Bộ trưởng Boris Pistorius kỳ vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của Quốc hội trước cuộc bầu cử liên bang vì đề xuất kể trên được coi là tín hiệu quan trọng cho thấy sự ủng hộ vững chắc của Đức dành cho Ukraine.

Trước đó, Thủ tướng Olaf Scholz được cho là đã chặn một đề xuất về gói viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine với lý do các khoản phân bổ 4 tỷ euro ở năm 2025, cũng như khoản vay 50 tỷ USD trích từ lãi xuất của tài sản Nga bị đóng băng là sự hỗ trợ đầy đủ cho Ukraine.

Thủ tướng Olaf Scholz cũng lo ngại, việc thông qua gói viện trợ bổ sung cho Ukraine có thể gây áp lực lớn lên chính phủ mới sau cuộc bầu cử liên bang vào tháng 2-2025.

Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Olaf Scholz, Đức đã trở thành quốc gia tài trợ quân sự lớn thứ hai của Ukraine. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này thường bị chỉ trích vì cách tiếp cận thận trọng đối với một số vấn đề quan trọng, đơn cử như việc từ chối cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine.

Hãng thông tấn Tass cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã chuyển 3 tỷ euro cho Ukraine trong đợt giải ngân tiếp theo của khoản vay lấy từ tài sản Nga bị phong tỏa. Kể từ khi xung đột Ukraine bùng phát, EU đã "đóng băng” khoảng 235 tỷ USD tài sản của Nga.

Theo chương trình cho vay của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) dành cho Ukraine, quốc gia này có thể nhận được 50 tỷ USD trích từ lãi suất của tài sản Nga đang bị phong tỏa trong 40 năm.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia Faisal bin Farhan chủ trì cuộc họp của các nhà ngoại giao hàng đầu từ Trung Đông và Châu Âu để thảo luận về Syria, ngày 12/1/2025.

EU sẽ thảo luận về việc nới lỏng trừng phạt Syria vào cuối tháng 1, phụ thuộc vào tiến trình chuyển giao quyền lực tại quốc gia này.

Khói bốc lên sau một cuộc không kích của Israel vào Lebanon.

Theo hãng thông tấn Quốc gia Lebanon (NNA), máy bay chiến đấu Israel đã tiến hành không kích vào các khu vực xung quanh thành phố Baalbek ở miền Đông Lebanon, lần đầu tiên kể từ khi lệnh ngừng bắn giữa lực lượng Hezbollah và Israel có hiệu lực ngày 27-11-2024.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol.

Mặc dù đang bị đình chỉ chức vụ, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol vẫn tiếp tục nhận lương như bình thường.

Công trường xây dựng nhà máy điện hạt nhân Akkuyu tại tỉnh Mersin, phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ, tháng 7-2023. Ảnh: Anadolu

Với những dự án năng lượng hạt nhân ở nhiều nước trên thế giới, Nga đang khẳng định thế mạnh của mình trong lĩnh vực này. Đó cũng chính là cách giúp Nga nâng cao vị thế trên toàn cầu và tăng cường quan hệ với các nước đối tác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục