Phát ngôn viên Tổng thống Argentina nói quốc gia này sẽ rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn hai tuần sau quyết định tương tự của Mỹ.
|
Tổng thống Argentina Javier Milei ở Buenos Aires hôm 26/3/2024.
|
"Tổng thống Javier Milei đã chỉ thị Ngoại trưởng Gerardo Werthein phụ trách việc Argentina rút khỏi WHO", Manuel Adorni, phát ngôn viên Tổng thống Argentina, nói tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 5/2.
Adorni cho biết quyết định được đưa ra dựa trên "những khác biệt sâu sắc" về cách quản lý y tế giữa Argentina với WHO, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch, nhấn mạnh nước này đã trải qua "lệnh phong tỏa lâu nhất trong lịch sử nhân loại" dưới thời chính quyền cựu tổng thống Alberto Fernandez. Adorni thêm rằng WHO đã đánh mất "tính độc lập" do ảnh hưởng chính trị từ một số quốc gia.
Theo chỉ thị của Tổng thống Milei, Ngoại trưởng Werthein và đội ngũ cộng sự đang phân tích những tác động pháp lý khi Argentina rút khỏi các tổ chức quốc tế.
Chính phủ do đảng cực hữu La Libertad Avanza cầm quyền tin rằng Argentina đang tham gia nhiều tổ chức quốc tế đòi hỏi đóng góp nhiều ngân sách mà không mang lại lợi ích gì cho quốc gia Nam Mỹ này.
Quyết định được Argentina đưa ra hơn hai tuần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi WHO. Ông Trump cũng cho rằng WHO đã không xử lý tốt đại dịch Covid-19 và các cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu khác do không có những cải cách cần thiết, chỉ trích cơ quan này thiếu tính độc lập trước các ảnh hưởng chính trị. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ cho rằng WHO đã yêu cầu Washington đóng góp quá cao và bất công so với những nước khác.
WHO là cơ quan y tế hàng đầu của Liên Hợp Quốc, được thành lập năm 1948, với sứ mệnh chính là hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe toàn cầu. Để đạt mục tiêu đó, WHO điều phối các nỗ lực quốc tế, đặt ra các tiêu chuẩn y tế, cung cấp viện trợ và tiến hành nghiên cứu nhằm cải thiện vấn đề sức khỏe.
WHO hoạt động nhờ các khoản phí bắt buộc từ các nước thành viên, cùng các khoản đóng góp tự nguyện và đầu tư. Ngân sách hiện tại của WHO vào khoảng 6,8 tỷ USD, trong đó Mỹ đóng góp khoảng 20%.
(Theo Báo Tin tức)
Phong trào Hamas hôm nay (5/2) đã lên tiếng chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump, sau khi ông chủ Nhà Trắng nói muốn Washington tiếp quản Dải Gaza.
“Những tuyên bố của ông Trump về mong muốn kiểm soát Gaza thật lố bịch và vô lý, và bất kỳ ý tưởng nào như vậy đều có khả năng châm ngòi cho sự bất ổn trong khu vực”, tờ Thời báo Israel dẫn lời quan chức Hamas Sami Abu Zuhri nói.
Trong bối cảnh các đồng minh “Trục kháng chiến” đã suy yếu nghiêm trọng và sự bất mãn ngày càng tăng của người dân về tình hình kinh tế trong nước, giới chức Iran có rất ít lựa chọn ngoài việc đạt được thỏa thuận với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Liên minh châu Âu (EU) sẽ sẵn sàng cho các cuộc đàm phán khó khăn với Mỹ. Mục tiêu để bảo vệ lợi ích của liên minh này trước nguy cơ tăng thuế thương mại. Đây là thông báo của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen hôm qua.
Trung Quốc tuyên bố ngày 4/2 rằng họ sẽ đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), về các mức thuế mà họ cho là bất hợp lý của Mỹ.