4 bằng chứng cho thấy ông Gaddafi còn sống
- Cập nhật: Thứ ba, 1/11/2011 | 8:34:33 AM
Cái chết của nhà cựu lãnh đạo Muammar Gaddafi vốn đã rất bí ẩn. Sự bí ẩn này ngày càng tăng khi mới đây có thông tin cho rằng, ông này vẫn còn sống và nhân vật được thông báo đã chết hôm 20/10 chỉ là một người đóng thế.
Đại tá Muammar Gaddafi
|
Bí ẩn bao trùm cái chết của Gaddafi
Hơn 10 ngày đã trôi qua kể từ khi Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya (NTC) chính thức thông báo về cái chết của cựu Tổng thống Gaddafi. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa ai có câu trả lời chính xác về việc ông này chết như thế nào và trong hoàn cảnh nào. Có rất nhiều thông tin khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn nhau về cái chết của ông Gaddafi.
Theo thông báo chính thức của NTC thì ông Gaddafi chết vì trúng đạn vào đầu trong một cuộc giao tranh ác liệt giữa quân NTC với lực lượng trung thành với ông Gaddafi. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin khẳng định, ông Gaddafi bị bắt sống rồi sau đó bị các chiến binh nổi dậy thuộc NTC xử tử.
Một số nguồn tin khác lại khẳng định, chính một trong những vệ sĩ của ông Gaddafi đã bắn chết ông này bằng một vết đạn vào ngực. Mới đây, giới quan chức NTC thậm chí còn đưa ra giả thuyết, cựu Tổng thống Gaddafi bị người của ông bắn chết nhằm “giết người diệt khẩu”. Theo giả thuyết này, giới tay chân thân cận không muốn ông Gaddafi bị đưa ra toà xét xử bởi ông có thể khai những việc làm sai trái của họ trước đây.
Trong khi những bí ẩn xung quanh cái chết của ông Gaddafi vẫn còn chưa được giải mã và NTC vẫn còn đang tiến hành điều tra thì hồi cuối tuần vừa rồi, một thông tin gây sốc và bất ngờ đã được tung ra. Theo đó, tờ Tân Hoa xã của Trung Quốc hôm 29/10 dẫn lời một chuyên gia phân tích người Nga khẳng định, nhà cựu lãnh đạo Gaddafi có thể vẫn còn sống và người chết được công bố hôm 20/10 là một nhân vật đóng thế có tên là Ahmed.
"Tôi có đủ bằng chứng cho thấy, Đại tá Gaddafi vẫn còn sống. Người chết thay cho ông ta là Ahmed", vị chuyên gia giấu tên người Nga đã khẳng định như vậy. Để chứng minh cho lời nói của mình, chuyên gia người Nga đưa ra 4 phân tích:
Thứ nhất, vào ngày cựu Tổng thống bị truất quyền Gaddafi bị giết chết, thành phố Sirte - quê hương của ông này - đang chìm trong những cơn mưa. Tuy nhiên, những bức ảnh ghi lại được lúc ông Gaddafi bị các chiến binh NTC bắt giữ lại cho thấy gió cát rất lớn.
Thứ hai, mái tóc của Đại tá Gaddafi vốn màu đen nhưng trong những bức ảnh ghi lại được, mái tóc người bị bắt giữ được cho là ông Gaddafi lại có màu nâu. Ngạc nhiên hơn, khi thi thể được cho là của ông Gaddafi được đưa đi bệnh viện thì tóc của người này lại chuyển sang màu đen.
Thứ ba, khi ông Gaddafi được đưa vào bệnh viện, trên người ông ta có hai vết thương do đạn bắn, một ở phía trên tai và một ở bụng. Tuy nhiên, sau đó, hình ảnh trên rất nhiều trang mạng lại cho thấy mặt người bị chết có một vết đạn khác.
Thứ tư, ông Gaddafi từng làm phẫu thuật ngoại khoa nên chắc chắn trên bụng để lại vết sẹo. Tuy nhiên, những hình ảnh chụp lại thi thể ở trần của nhà cựu lãnh đạo Libya lại không có bất kỳ dấu vết nào chứng tỏ ông đã từng được làm phẫu thuật.
4 lý do trên đã khiến chuyên gia người Nga đi đến kết luận, cựu Tổng thống Gaddafi chưa chết và nhiều khả năng, ông đã sắp xếp để một người thế thân chết thay mình.
Tuyên bố của vị chuyên gia người Nga nói trên đã khiến cho cái chết của ông Gaddafi đã bí ẩn lại càng trở nên bí ẩn.
Rõ ràng, trong thời điểm hiện tại, chẳng ai có thể nói điều gì chắc chắn xung quanh cái chết của nhà cựu lãnh đạo Gaddafi. Và rất có thể, bức màn bí ẩn bao trùm cái chết của ông Gaddafi sẽ không bao giờ được vén lên và người ta vẫn sẽ phải hoài hoài nghi nghi về số phận của một chính khách kỳ dị uy quyền một thời.
Giết Gaddafi là vi phạm luật quốc tế
Mặc dù vẫn còn nhiều hoài nghi nhưng người dân thế giới hiện tại vẫn nghiêng nhiều về khả năng ông Gaddafi đã thực sự chết. Và người ta đặt câu hỏi liệu việc giết ông Gaddafi có phải là một hành động vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế.
Trong khi NTC và NATO vui mừng trước cái chết của cựu Tổng thống Gaddafi thì nhiều người bày tỏ lo ngại về việc liệu những gì NATO và NTC làm trong việc xử lý vụ việc liên quan đến ông Gaddafi có vi phạm nghiêm trọng các luật quốc tế như Công ước Geneva thứ ba năm 1929 hay Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đuợc thông qua năm 2011 hay không dù cho ông Gaddafi bị cáo buộc đã đàn áp đẫm máu người biểu tình. Theo nhiều người, ông Gaddafi rõ ràng là một tù nhân chiến tranh khi bị bắt giữ và vì thế, ông không nên bị hành hình ngay tại trận như những người nào đó đã làm.
Theo Công ước về Ngăn chặn và Trừng phạt tội Diệt chủng ra đời năm 1948, "những người bị cáo buộc phạm tội diệt chủng sẽ phải được đưa ra xét xử tại một toà án có thẩm quyền cấp nhà nước ở lãnh thổ mà tội ác đó diễn ra hoặc bởi một toà án quốc tế mà các bên liên quan chấp nhận phán quyết của toà án này".
Ông Gaddafi đáng ra nên được đối xử như một tù nhân chiến tranh khi ông ta hạ vũ khí và ông này cũng nên được tôn trọng những quyền cơ bản.
Trong khi đó, Công ước Geneva thứ 3 quy định, tù nhân chiến tranh có một số quyền nhất định như được trợ giúp về mặt y tế và việc giết chết một người như thế này bị cấm. Tuy nhiên, rõ ràng những luật trên đã bị vi phạm nghiêm trọng. Ông Gaddafi đã bị bắt sống và sau đó đã bị tra tấn, sỉ nhục và bị bắn chết một cách tàn nhẫn.
(Theo VnMedia)
Các tin khác
Iran đã yêu cầu Mỹ có lời xin lỗi chính thức về các cáo buộc gần đây của nước này rằng Iran có kế hoạch ám sát Đại sứ Arập Xêút tại Washington.
Khả năng tập trận hải quân chung giữa hai nước sẽ được thảo luận kỹ trong chuyến thăm Nhật Bản của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ vào ngày mai.
Ngày 27-10, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc bỏ phiếu nhất trí chấm dứt sứ mệnh và các hoạt động quân sự tại Libya, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ lật đổ chế độ của ông Muammar Gaddafi.
Đã có 4 quận ở Bangkok phải sơ tán người dân. Theo dự báo, từ 28/10 đến 30/10, triều cường ở sông Chao Phraya lên cao nhất