Châu Âu dậy sóng vì Hy Lạp

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/11/2011 | 8:16:36 AM

Tuyên bố tổ chức trưng cầu dân ý của Thủ tướng Hy Lạp Georges Papandreou về kế hoạch giải quyết khủng hoảng nợ khiến châu Âu chao đảo.

Biểu tình chống “thắt lưng buộc bụng” tại Athens ngày 2.11.
Biểu tình chống “thắt lưng buộc bụng” tại Athens ngày 2.11.

Sau một ngày tụt dốc không phanh, chỉ số chứng khoán tại nhiều nước trong ngày 2.11 đã bắt đầu gượng lại được nhưng vẫn còn rất thất thường, theo Bloomberg. Đây là hậu quả từ tuyên bố gây sốc của ông Papandreou.

Chưa hết, trong phiên họp khẩn kéo dài 7 giờ từ đêm 1.11, nội các Hy Lạp đã thông qua kế hoạch trưng cầu dân ý nói trên. Tờ Le Figaro dẫn lời một phát ngôn viên của chính quyền Athens cho biết việc bỏ phiếu sẽ diễn ra “ngay khi có thể, sau khi những điểm quan trọng trong thỏa thuận giải cứu được xác lập”. Nếu suôn sẻ, cuộc trưng cầu có thể diễn ra trong tháng 12.

Những diễn biến này thật sự là một cú sốc cho khu vực sử dụng đồng euro (eurozone), đặc biệt là Pháp, Đức và ngành tài chính châu Âu. Phải rất nỗ lực, EU mới thông qua được thỏa thuận giải quyết khủng hoảng tài chính hồi cuối tháng trước, trong đó có điều khoản các ngân hàng châu Âu xóa một nửa khoản nợ của Hy Lạp, tương đương 100 tỉ euro và tăng Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu lên 1.000 tỉ euro. Nếu người dân Hy Lạp nói “không” trong cuộc trưng cầu thì mọi công sức đổ sông đổ biển. Giới quan sát đánh giá nếu điều này thật sự xảy ra thì kinh tế châu Âu sẽ chao đảo mạnh, Hy Lạp có thể bị đẩy khỏi eurozone, thậm chí đối diện nguy cơ phá sản.

Không trực tiếp chỉ trích ông Papandreou như một số nhà lãnh đạo châu Âu khác nhưng Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel ngay lập tức cùng tuyên bố sẽ áp dụng thỏa thuận nói trên. Ông Sarkozy khẳng định đây là “con đường duy nhất để giải quyết khủng hoảng nợ của Hy Lạp”.

Đáp lại làn sóng chỉ trích, Thủ tướng Hy Lạp nhận định cuộc trưng cầu dân ý sẽ là “một thông điệp rõ ràng về tương lai tại châu Âu của chúng tôi”. Ông Papandreou cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo trong khu vực “hãy ưu tiên nền dân chủ trước những lợi ích của ngành tài chính”. Dân Hy Lạp cho đến nay vẫn tỏ ra không hài lòng với những thỏa thuận xóa nợ vì lo ngại nước này sẽ phải đáp ứng những điều kiện “quá đáng” từ bên ngoài. Lâu nay, đã có nhiều cuộc biểu tình, đình công nổ ra để phản đối các chính sách cắt giảm phúc lợi, chi tiêu của chính phủ, một trong những điều kiện để được cứu trợ.

Thủ tướng Papandreou muốn xoa dịu lòng dân nhưng đã khiến Pháp không kịp trở tay ngay dịp khai mạc Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Cannes vào ngày 2.11. Tổng thống Sarkozy muốn EU mang một bộ mặt “đoàn kết vượt qua khủng hoảng” tại Cannes nhưng nay “sự cố Hy Lạp” sẽ trở thành chủ đề quan trọng trong bàn nghị sự của G20.

(Theo TNO)

Các tin khác
Trẻ em Palestine bên bức tranh cổ động về nỗ lực gia nhập LHQ

Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc ngày 2/11 thông báo ủy ban chuyên trách việc kết nạp thành viên của HĐBA sẽ nhóm họp kín trong ngày 3/11 để thảo luận về nỗ lực của Palestine trở thành thành viên chính thức của LHQ.

Cảnh sát canh gác cổng xả lũ Sam Wa

Chính quyền thủ đô Bangkok của Thái Lan vừa phải có động thái nhượng bộ trước sự phản đối của nhiều người dân ở huyện ngoại thành Sam Wa.

Những thành viên của bộ lạc Warfalla lớn mạnh ở Libya mới đây cho biết, họ đang khát khao được trả thù sau khi quê hương Bani Walid của họ bị các chiến binh nổi dậy thuộc Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) cướp bóc và tàn phá.

ILO cho rằng thị trường lao động tại các nước phát triển chỉ có thể phục hồi về mức trước khủng hoảng sau 5 năm nữa.

Nền kinh tế toàn cầu sắp rơi vào cuộc suy thoái mới và trầm trọng hơn về việc làm, một yếu tố có thể làm tăng tình trạng bạo loạn trong xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục