Vấn đề Biển Đông hâm nóng Hội nghị cấp cao đông Á 6

  • Cập nhật: Chủ nhật, 20/11/2011 | 8:28:17 AM

Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ sáu (EAS-6) đã bế mạc chiều 19/11 tại Bali (Indonesia). Vấn đề Biển Đông đã được Tổng thống Mỹ nêu ra trước hội nghị và cũng được gợi lên trong rất nhiều cuộc họp song phương và đa phương.

Tổng thống Mỹ tham dự EAS 6 với các nhà lãnh đạo 17 nước trong khối.
Tổng thống Mỹ tham dự EAS 6 với các nhà lãnh đạo 17 nước trong khối.

Việc Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức nêu vấn đề Biển Đông ra trước diễn đàn EAS 6 nhấn mạnh thêm tính chất quốc tế của hồ sơ này.

Trong khi đó, theo AFP, vấn đề Biển Đông cũng được gợi lên trong rất nhiều cuộc họp song phương và đa phương và quan điểm chủ quyền lịch sử của Trung Quốc hầu như đã bị toàn bộ các nước có mặt tại Bali phủ nhận.

Trung Quốc luôn luôn bác bỏ những lời kêu gọi quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông, nơi họ viện dẫn yếu tố lịch sử để đòi chủ quyền trên hầu hết vùng biển này.

Trước EAS 6 diễn ra hôm qua tại Bali, Trung Quốc đã liên tục tuyên bố phản đối ý định của Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn nêu vấn đề Biển Đông ra trước EAS 6 có sự tham dự của lãnh đạo 18 nước, trong đó Mỹ và Nga lần đầu tiên có mặt với tư cách thành viên chính thức.

Kết thúc EAS-6, các nhà lãnh đạo ASEAN và 8 nước đối tác đối thoại đã ra Tuyên bố về các nguyên tắc của các mối quan hệ cùng có lợi và Tuyên bố về Kết nối ASEAN.

Các nước tham gia EAS-6 đã nhất trí tăng cường tôn trọng độc lập, chủ quyền, sự bình đẳng, bản sắc dân tộc của nhau; Thúc đẩy quan hệ láng giềng tốt, đối tác tốt, tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau; Duy trì và thúc đẩy hoà bình, an ninh, thịnh vượng; không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

Các nhà lãnh đạo EAS cam kết không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực chống lại nước khác; giải quyết khác biệt và tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế; tăng cường khả năng đối phó của khu vực, trong đó có việc đối phó với khủng hoảng kinh tế và thảm hoạ thiên nhiên...

Các nhà lãnh đạo EAS đã đồng ý tăng cường quan hệ hợp tác cùng có lợi trong EAS và giữa EAS với các tổ chức khu vực khác.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác

Ban Giám đốc Cơ quan Năng lượng và Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 18/11 đã thông qua một nghị quyết bày tỏ "sự quan ngại sâu sắc và ngày một gia tăng" về các hoạt động hạt nhân của Iran.

Tổng giám đốc IAEA Yukio Amano.

5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 18-11 đã gửi nghị quyết về Iran đến Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) trực thuộc Liên Hợp Quốc, bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình hạt nhân của Iran và nhấn mạnh “Điều then chốt hiện nay là Iran và IAEA phải tăng cường đối thoại”.

Phân tích tầm tác động của việc Mỹ tuyên bố tăng cường sự hiện diện quân sự tại Úc nhằm đối phó với Trung Quốc trên Thái Bình Dương, báo Le Monde đề cập một số nội dung chính:

Những người dân Libya ở Thủ đô Tripoli xuống đường cùng nắm tay nhau thành hàng dài gần 10 km, nhằm kêu gọi hòa bình và sự đoàn kết dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục