Lần đầu tiên, Châu Á chi cho quân sự vượt Châu Âu
- Cập nhật: Thứ năm, 8/3/2012 | 1:58:27 PM
Lần đầu tiên trong năm 2012, chi tiêu quốc phòng của Châu Á sẽ vượt Châu Âu - Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế cho biết trong một báo cáo thường niên đánh giá sức mạnh quân sự thế giới.
![]() |
Tàu tuần tra cao tốc của Hàn Quốc được trang bị súng máy.
|
Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế IISS nói rằng sự dịch chuyển trong sức mạnh kinh tế toàn cầu ngày càng được phản ánh rõ rệt trong chi tiêu quốc phòng.
"Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đã có sự hội tụ trong mức độ chi tiêu quân sự ở Châu Á và Châu Âu" - Giám đốc IISS, ông John Chipman phát biểu tại cuộc họp báo công bố báo cáo "Cân bằng quân sự 2012".
"Trong khi mức chi tiêu bình quân đầu người ở Châu Á vẫn còn thấp hơn đáng kể so với Châu Âu, thì xu hướng hiện nay là chi tiêu dành cho quốc phòng ở Châu Á về danh nghĩa có khả năng vượt Châu Âu trong năm 2012" - ông Chipman nói.
Trong các nước Châu Á, Trung Quốc dẫn đầu về chi tiêu quốc phòng và nước này còn theo đuổi chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang, khí tài quân sự nhờ hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế nhanh chóng - báo cáo cho hay.
Trong khi đó, ngân sách quốc phòng ở Châu Âu đã bị cắt giảm bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, điển hình là Anh đã cắt giảm tới 30%.
"Ở Châu Âu, ngân sách quốc phòng vẫn đang chịu áp lực và sẽ còn bị cắt giảm. Từ năm 2008 đến 2010, ít nhất 16 nước EU là thành viên NATO cắt giảm chi tiêu quân sự, trong đó tỷ lệ cắt giảm thực tế đã vượt quá 10%.
Ông Chipman nói rằng tác động của việc cắt giảm ngân sách quốc phòng ở Châu Âu được phản ánh rõ rệt nhất trong chiến dịch ở Libya năm ngoái, "trong đó nổi bật là thiếu hụt máy bay tiếp dầu, tình báo và giám sát".
Mỹ, mặc dù có vị trí là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, cũng đã cắt giảm và định hướng lại chi tiêu quân sự. Trong năm 2011, Mỹ chi cho quốc phòng là 740 tỉ USD. Tuy nhiên, ngân sách quốc phòng của riêng Mỹ đã vượt xa tổng cộng 10 nền quốc phòng lớn nhất khác cộng lại.
(Theo LĐO)
Các tin khác
![Tang vật một vụ buôn lậu ma túy. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)](https://ims.baoyenbai.com.vn/Resize_Image.aspx?ImgWd=375&IptFl=/NewsImg/3_2012/81200_8.3 cong nhan cu ba.jpg)
Ngày 7/3, Chính phủ Mỹ đã công nhận những nỗ lực của Cuba trong việc ngăn chặn nạn buôn lậu ma túy, đồng thời khẳng định quốc đảo này đã đầu tư một nguồn lực quan trọng với sự tham gia hiệu quả của các cơ quan chức năng giúp giảm thiểu sự lan tỏa của việc sử dụng ma túy trong xã hội.
![Một cơ sở hạt nhân gần thủ đô Tehran của Iran.](https://ims.baoyenbai.com.vn/Resize_Image.aspx?ImgWd=375&IptFl=/NewsImg/3_2012/81198_8-3 i-ran.jpg)
Nỗ lực quốc tế từ ngoại giao lẫn cấm vận dường như đã phát huy hiệu quả, sau khi các bên đồng ý nối lại đàm phán hạt nhân.
![Phụ nữ và trẻ em gái nông thôn hiện chiếm 1/4 dân số toàn cầu và họ vẫn là lực lượng lao động nông nghiệp quan trọng.](https://ims.baoyenbai.com.vn/Resize_Image.aspx?ImgWd=375&IptFl=/NewsImg/3_2012/81178_8-3 LHQ.jpg)
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon ngày 7/3 cho biết, cộng đồng quốc tế cần phải tăng cường các nỗ lực hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái đang sống ở những vùng nông thôn trên khắp thế giới.
![Máy phát điện bằng sức gió tại một cánh đồng năng lượng gió. Ảnh minh họa.](https://ims.baoyenbai.com.vn/Resize_Image.aspx?ImgWd=375&IptFl=/NewsImg/3_2012/81167_7-3 LHQ.jpg)
Ngày 6/3, Liên hợp quốc đã công bố Chương trình mới của Cơ chế phát triển sạch (CDM) khuyến khích và hỗ trợ các nước nghèo chuyển đổi sử dụng đèn dầu và các máy phát điện sử dụng dầu diesel sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch và tái sinh thông qua động lực trợ giúp tài chính giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.