Nước Nhật - 1 năm sau thảm hoạ

  • Cập nhật: Thứ bảy, 10/3/2012 | 1:35:42 PM

Ngày 11/3, Nhật Bản và thế giới sẽ kỷ niệm một năm ngày xảy ra thảm họa kép động đất sóng thần lịch sử làm hơn 20 nghìn người thiệt mạng và mất tích. Đến nay, cuộc sống của người dân Nhật vẫn còn nhiều khó khăn.

Khu vực Tagajo, Miyagi ngày nay đã gọn gàng hơn rất nhiều.
Khu vực Tagajo, Miyagi ngày nay đã gọn gàng hơn rất nhiều.

Vào ngày 11/3/2011, một trong số hàng ngàn con tàu đã bị các đợt sóng cao trên 10m đánh dạt vào bờ từ một vị trí cách xa hơn 1km. Giờ đây, nó vẫn đứng đó như một minh chứng về những hậu quả kinh khủng mà trận sóng thần gây ra. Một năm sau thảm họa, những cơn sóng thần đã rút đi nhưng hậu quả nó để lại thì vẫn còn. Những thành phố, thị trấn còn ngổn ngang và thiếu vắng hoạt động sản xuất kinh doanh là điều dễ nhận thấy ở khu vực này.
 
Những khu vực bị hủy hoại vốn đã ít dân, lại đang trong tình trạng lão hóa. Một phần của việc tái thiết là xây dựng lại cơ sở hạ tầng như đường phố, cầu, cảng biển, nhưng phần tiếp theo là huy động nhân lực. Sau ngày 11/3, rất nhiều người đã rời bỏ quê hương đến các vùng khác và liệu họ có quay trở về không là một câu hỏi lớn. Với những người chọn cách ở lại để gây dựng lại cuộc sống sau thảm họa, khó khăn còn rất bộn bề.
 
Ông Abe, 48 tuổi ở Ishinomaki bị mất việc sau sóng thần đã đi tìm cơ hội việc làm mới gần một năm qua. “Hiện nay tôi không có việc làm, phải nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp để sinh sống trong thời gian đi tìm việc. Do thiệt hại từ trận sóng thần này quá lớn, không còn công ty nào muốn tuyển lao động nữa, một nửa số công ty tại khu vực này đã phải đóng cửa, người thất nghiệp thì tràn ngập khắp thành phố. Chúng tôi vẫn còn trẻ, vẫn trong độ tuổi làm việc, nhưng do không có việc làm nên rất lo lắng cho tương lai”.
 
Ông Kenji Umetani, Cục trưởng Cục quản lý kinh tế và tài chính, Nội các Nhật Bản cho biết: “Tại khu vực Đông Bắc, rất nhiều gia đình đã chịu thiệt hại to lớn vì trận động đất và sóng thần. Hiện nay chính phủ đã xây dựng các ngôi nhà tạm cho những người mất nhà vì sóng thần. Đến cuối năm 2011, hầu hết mọi người mất nhà cửa giờ đều đã đến sống trong những ngôi nhà tạm, tuy nhiên điều kiện sống trong những khu nhà tạm này rất khó khăn. Những nạn nhân động đất đang rất vất vả để tìm việc làm và xây dựng lại cuộc sống”.
 
 
Quá trình tái thiết vẫn đang tiếp dẫn. Ảnh chụp tại phố Miyako, tỉnh Iwate
 
           
Chính phủ Nhật Bản xem việc tái thiết lại khu vực Đông Bắc là ưu tiên lớn nhất của đất nước. Trong dự thảo ngân sách tài khóa 2012, Tokyo đã dành khoản ngân quỹ đặc biệt 3,78 nghìn tỷ Yen, tương đương 49 tỷ đôla Mỹ cho công cuộc tái thiết. Nếu đem cộng số tiền này với ngân quỹ được công bố trong ngân sách bổ sung năm 2011 thì nguồn tài chính dành cho tái thiết trong vòng 5 năm tới lên đến 245 tỷ USD. Đây là một khoản tiền rất lớn, thể hiện quyết tâm của chính phủ Nhật Bản khôi phục lại các vùng bị tàn phá, đặc biệt trong bối cảnh Nhật Bản đang thâm hụt ngân sách.
 
Ông Kenji Umetani cho biết thêm: “Chúng tôi không muốn bắt các thế hệ sau phải chịu gánh nặng của công việc tái thiết, mà muốn huy động nguồn tài chính và nguồn lực cho công việc tái thiết từ thế hệ hiện nay”.
 
Công việc tái thiết sau sóng thần còn rất bộn bề, nhưng chính phủ Nhật Bản nhận thức rõ rằng, tái thiết không có nghĩa là khôi phục hoàn toàn mọi thứ theo đúng trật tự đã có từ trước khi xảy ra thảm họa, tái thiết là cơ hội để tái cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực Đông Bắc.
 
Tái thiết còn có nghĩa là phải nâng cao các giá trị tinh thần để đạt được một xã hội vững vàng hơn và chuẩn bị tốt hơn để đối phó với thiên tai. Đó là những bài học lớn mà người Nhật đã rút ra sau thảm họa mà họ gọi là trận Đại địa chấn.
 
(Theo VTV)

Các tin khác

Các cuộc không kích ngày 9/3 của Israel nhằm vào Dải Gaza đã làm 4 người thiệt mạng, trong đó có Tổng Thư ký nhóm vũ trang có tên Ủy ban Kháng chiến Nhân dân (PRC) Zohair al-Qaisi.

Ông Gaddafi từng khởi động một chương trình bí mật giấu vũ khí tại đại sứ quán của Libya trên toàn cầu.

TTO - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Libya ngày 8-3 vừa cho biết chính quyền cũ của nhà lãnh đạo Libya quá cố Muammar Gaddafi từng khởi động một chương trình bí mật để giấu vũ khí tại các đại sứ quán Libya trên toàn cầu.

Thêm nhiều nhân vật của chính quyền Syria đã chạy sang phe đối lập.

Khó khăn tiếp tục giáng xuống đầu Tổng thống Syria Bashar al-Assad khi ngày 8/3 có thêm 4 tướng lĩnh cấp cao “đào ngũ” khỏi quân đội và chạy sang gia nhập vào phe nổi dậy chống lại chính quyền.

Thủ tướng Nga Putin chủ trì một cuộc họp nội các ngày 7/3.

Ngày 8/3, Thủ tướng Nga Vladimir Putin, người vừa đắc cử tổng thống Nga trong cuộc bầu cử vừa qua, tuyên bố bắt đầu các cuộc tham vấn để thành lập chính phủ mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục