Châu Âu thông qua gói cứu trợ thứ 2 cho Hy Lạp

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/3/2012 | 8:02:51 AM

Bộ trưởng Tài chính từ 17 nước khu vực đồng tiền chung châu Âu thông qua gói cứu trợ trị giá 130 tỷ euro cho Hy Lạp.

Gói cứu trợ tài chính của EU đối với Hy Lạp nhận được phản hồi tích cực.
Gói cứu trợ tài chính của EU đối với Hy Lạp nhận được phản hồi tích cực.

Ngày 13/3, các Bộ trưởng Tài chính Liên minh châu Âu (EU) và các nhà chức trách có cuộc họp tại Brussels để thảo luận về vấn đề thuế giao dịch tài chính châu Âu, vấn đề thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha, Hungary và làm thế nào để phục hồi niềm tin tài chính đối với khu vực đồng tiền chung châu Âu..

Cuộc họp diễn ra sau khi các Bộ trưởng Tài chính từ 17 nước khu vực đồng tiền chung châu Âu thông qua gói cứu trợ trị giá 130 tỷ euro cho Hy Lạp. Tuy nhiên, khi mà những lo lắng về Hy Lạp đã phần nào lắng dịu, thì vấn đề nợ công của Tây Ban Nha lại đang nổi lên như một mối lo khác của châu Âu. Tây Ban Nha đã không thể đáp ứng được mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách trong năm 2011 và cũng đã tuyên bố không thể đạt được mục tiêu giới hạn thâm hụt trong năm nay. 
 
Tuy nhiên, phát biểu trước thềm cuộc họp Bộ trưởng Tài chính EU, Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha Luis de Guindos cho biết, Chính phủ Tây Ban Nha sẽ nỗ lực nhằm đạt được mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống 3% vào năm 2013: “Chúng tôi tái khẳng định cam kết của Tây Ban Nha nhằm đáp ứng mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống 3% GDP vào năm 2013. Vấn đề duy nhất đối với Tây Ban Nha bây giờ là một kế hoạch điều chỉnh ngân sách đề đạt được mục tiêu này. Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện điều chỉnh ngân sách”.

Cùng với đó, Hungary cũng là một quốc gia mà tăng trưởng kinh tế không đáp ứng được những mục tiêu trong kế hoạch đã đề ra. Cuộc họp các Bộ trưởng Tài chính EU hôm nay cũng tập trung bàn thảo về vấn đề của Hungary nhằm đảm bảo chính phủ nước này sẽ thực hiện đầy đủ các mục tiêu tài chính.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp Francois Baroin cho rằng, niềm tin tài chính trong khối chỉ có thể được khôi phục nếu như tất cả các thành viên thực hiện thắt chặt kỷ luật ngân sách: “Chúng tôi đang trong quá trình khôi phục niềm tin đối với khu vực đồng tiền chung châu Âu. Chúng tôi đang tiến hành các biện pháp để giảm thâm hụt ngân sách và ngăn chặn các nước khỏi nguy cơ vỡ nợ. Không chỉ có Tây Ban Nha, mà tất cả các nước khác đều cần phải đặt mục tiêu củng cố kỷ luật ngân sách”.

Các Bộ trưởng cũng sẽ thảo luận về vấn đề thuế giao dịch tài chính châu Âu. Dự kiến quyết định sẽ chưa thể dược đưa ra vào thời điểm này do còn tồn tại nhiều bất đồng giữa 27 nước thành viên EU xung quanh vấn đề này. Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble ủng hộ việc đánh thuế trên các giao dịch tài chính tuy nhiên cũng nhấn mạnh, thuế giao dịch tài chính chỉ có thể được áp dụng nếu như được tất cả các nước thành viên thông qua. Pháp và Đức vốn vẫn luôn muốn áp thuế giao dịch tài chính trên khắp châu Âu.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Thụy Điển Anders Borg thì cho rằng, đề xuất thuế giao dịch tài chính khó có thể được các nước thành viên EU chấp nhận: “Thật khó để chấp nhận đề xuất thuế này,bởi nó sẽ làm tăng chi phí vay vốn đối với các doanh nghiệp, từ đó làm tăng chi tiêu của chính phủ”.

Anh cũng phản đối việc áp thuế trên các giao dịch tài chính và khẳng định sẽ chỉ nhất trí với đề xuất này trừ khi nó được áp dụng trên toàn thế giới. Đức và Pháp đã yêu cầu Anh áp dụng luật thuế đánh vào các giao dịch tài chính để hỗ trợ cho các nước khu vực đồng euro.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, yêu cầu áp thuế sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới London, trung tâm tài chính của thế giới, nơi chiếm khoảng 70% ngành công nghiệp dịch vụ tài chính ở châu Âu.

(Theo VOV)

Các tin khác
Các em nhỏ Palestine bị thương trong các cuộc không kích của Israel đang được điều trị tại bệnh viện ở Gaza.

Bạo lực bước sang ngày thứ 4 liên tiếp giữa Israel và các phần tử vũ trang Palestine ở Dải Gaza đã chứng kiến số rocket bị nã xuống miền nam Israel tăng lên 240 trong khi số người Palestine thiệt mạng vì các cuộc không kích của Israel lên tới 25.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 12/3 chỉ trích gay gắt những nỗ lực nhằm thay đổi chế độ ở Syria và Libya bằng quan điểm quốc tế "lệch lạc" và "thao túng" Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ.

Người biểu tình chống năng lượng hạt nhân ở Koriyama, tỉnh Fukushima.

Khoảng 45.000 người Nhật hôm 11/3 tham gia một cuộc biểu tình lớn ở Tokyo nhằm phản đối năng lượng hạt nhân, nhân dịp kỷ niệm một năm thảm họa động đất sóng thần.

Các bộ trưởng, quan chức cấp cao và đại diện xã hội dân sự từ 40 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị FAO khu vực châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 31, diễn ra từ ngày 12 đến 16- 3, tại Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục