Nhật Bản không thỏa hiệp với Trung Quốc về Senkaku/Điếu Ngư

  • Cập nhật: Chủ nhật, 27/1/2013 | 9:08:23 AM

Ngày 26/1, ông Shinzo Abe lên tiếng phủ nhận hoàn toàn, việc ông sẽ hoãn xem xét vấn đề tranh chấp lãnh thổ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, khẳng định Trung Quốc đang duy trì liên lạc với Nhật Bản về vấn đề này. Tuyên bố này dẫn tới việc truyền thông Nhật Bản dự đoán Thủ tướng Abe có thể sẽ có những động thái mới.

Tuyên bố với giới truyền thông Nhật Bản, Thủ tướng Abe nêu rõ: "Quần đảo Senkaku thuộc lãnh thổ Nhật Bản và không tồn tại cái gọi là bảo lưu hoặc trì hoãn vấn đề này cho thế hệ sau. Theo đó, khi các công ty hay người dân Nhật Bản bị gây tổn hại bởi phía Trung Quốc, đó thực sự là hành động đi ngược lại luật quốc tế. Chúng tôi chưa khi nào có ý định thỏa hiệp về vấn đề này".

Ông Natsuo Yamaguchi, Chủ tịch Đảng Công minh Mới, trong liên minh cầm quyền Nhật Bản, phát biểu với giới truyền thông quốc tế: "Chúng tôi đã có chuyến thăm Trung Quốc 4 ngày và làm việc với các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc về những vấn đề đôi bên cùng quan tâm. Chúng tôi nhất trí cho rằng vấn đề này không thể giải quyết trong thời gian ngắn".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, nói trong buổi họp báo thường kỳ rằng: Điều quan trọng vào lúc này là Nhật Bản cần thực hiện những nỗ lực cụ thể và đưa ra các giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề quần đảo Điếu ngư và cải thiện mối quan hệ song phương.

Trong một động thái liên quan, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, Vương Gia Thụy, ngày 24/1, cũng đề cập biện pháp này.

Trước đó, Chính phủ Nhật Bản đã bày tỏ hoan nghênh những phát biểu của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình, ngày 25/1, theo đó Bắc Kinh sẵn sàng tổ chức cuộc gặp cấp cao song phương, trong bối cảnh quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á này rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua.

(Theo VOV)

Các tin khác
Sinh viên Mỹ biểu tình phản đối cuộc chiến ở Gaza. Ảnh: Politico.

Cuộc biểu tình của các sinh viên đại học đang khiến Tổng thống Biden phải “đau đầu” tìm cách giải quyết, nhưng cũng có thể là lối thoát chính trị dành cho ông Trump khi có vẻ như ông chủ cũ của Nhà Trắng đang ở “kèo dưới” trong cuộc chiến pháp lý.

Nắng nóng ở Myanmar.

Theo Cơ quan khí tượng và thủy văn Myanmar, ngày 28/4 vừa qua là ngày tháng 4 nóng nhất ở Mandalay trong 77 năm qua, với nhiệt độ lên tới 44,8 độ C.

Từ trái sang: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Australia, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines ở Honolulu, ngày 2/5.

Bộ trưởng Quốc phòng các nước Mỹ, Australia Nhật Bản và Philippines đã có cuộc gặp tại Hawaii ngày 3/5. Các bên đã cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng trong thời gian tới.

Các em nhỏ thu nhặt đồ đạc sót lại trong đống đổ nát của ngôi nhà bị phá hủy sau cuộc tấn công của Israel vào thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 1/5/2024.

Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ tất cả các giao dịch hàng hóa liên quan đến Israel đã bị dừng cho đến khi Israel tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguồn viện trợ nhân đạo đầy đủ, không gián đoạn tới Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục