Cảm Ân gắn xây dựng Đảng với phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/10/2017 | 6:54:31 AM

YBĐT - Xã Cảm Ân, huyện Yên Bình có 810 hộ, 3.100 nhân khẩu gồm 11 dân tộc cư trú tại 8 thôn và đời sống chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp. Do đó, việc đưa các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp đặc thù địa phương, thị trường luôn được cấp ủy, chính quyền xã đặc biệt quan tâm.

Anh Hà Trọng Bảo - đảng viên Chi bộ thôn Đèo Thao (đội mũ) giới thiệu mô hình rừng trồng với lãnh đạo xã.
Anh Hà Trọng Bảo - đảng viên Chi bộ thôn Đèo Thao (đội mũ) giới thiệu mô hình rừng trồng với lãnh đạo xã.

Đồng thời, chỉ đạo các chi bộ cơ sở thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng gắn với phát triển kinh tế, xã hội; trong đó, đảng viên phải là người gương mẫu, nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.
 
Qua đó, hầu hết cán bộ, đảng viên của xã đã thực hiện tốt chủ trương của cấp ủy, chính quyền, chủ động bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình từng thôn và tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung khai thác nguồn lực để phát triển kinh tế.
 
Nhờ đó, các mô hình kinh tế điển hình do đảng viên làm chủ ngày càng nhiều, điển hình như mô hình kinh tế tổng hợp của đảng viên Hà Thị Loan ở Chi bộ thôn Ngòi Cát. Năm 2015, chị đã vay 70 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình để làm chuồng trại nuôi lợn, gà và trồng rừng...
 
Hiện, chị thường xuyên duy trì vài chục con lợn trong chuồng, trong đó có 2 lợn nái để tái đàn và nuôi trên 500 con gà thương phẩm. Cùng đó, chị trồng được trên 1 ha quế, 1 ha keo. Từ mô hình này, mỗi năm gia đình chị đã có thu nhập trên 100 triệu đồng. Chị Loan cho biết: "Trước đây, gia đình tôi hoàn cảnh lắm! Nhưng tôi đã cố gắng vượt lên mọi khó khăn, tích cực phát triển chăn nuôi, trồng rừng nên cuộc sống ngày càng được nâng lên”.

Là đảng viên trẻ, anh Hà Trọng Bảo ở Chi bộ thôn Đèo Thao cũng tự chọn cho mình hướng chăn nuôi kết hợp với trồng rừng. Sau nhiều năm phấn đấu, đến nay anh đã có trên 20 ha rừng trồng chủ yếu là các loại cây: bồ đề, keo, quế...
 
Bên cạnh đó, anh còn làm chuồng trại bảo đảm vệ sinh, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông để tránh dịch bệnh và nuôi trâu, bò theo phương thức bán công nghiệp. Hiện, anh Bảo đã có 8 con  bò, 2 con trâu. Từ việc trồng rừng, chăn nuôi trâu, bò mỗi năm anh đã thu về trên 100 triệu đồng. Anh Bảo chia sẻ: "Nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền xã, tôi được đi tham quan các mô hình kinh tế hộ ở nhiều địa phương rồi về áp dụng vào gia đình mình. Nhờ đó, cuộc sống đã được ổn định hơn so với trước đây”.

Với phương châm "đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, phong trào đảng viên làm kinh tế giỏi ở Cảm Ân đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong nhân dân.
 
Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế giỏi của nông dân làm chủ có thu nhập khá như gia đình ông Nguyễn Văn Tĩnh ở thôn Ngòi Cát với việc phát triển cây ăn quả, trồng rừng, nuôi cá cho thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm và chắc chắn sẽ còn phát triển hơn nữa. Ông Tĩnh tâm sự: "Là nông dân nên thấy cách làm nào có lợi thì mình làm ngay, đặc biệt là phải chú ý học tập sự thành công của những người đi trước và tôi đã chọn mô hình trồng cây ăn quả, bởi loại cây này phù hợp với đất đai, khí hậu địa phương. Bước đầu, vườn cây ăn quả của gia đình đã cho thu nhập khá”.

Với các giải pháp đồng bộ, xã Cảm Ân đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân. Trong đó, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 25 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 giảm xuống còn 22,26%. Khi đời sống được nâng lên, người dân đã tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới.
 
Ngoài sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, nhân dân trong xã đã đóng góp hàng nghìn công lao động, trên 1 tỷ 230 triệu đồng tiền mặt, hiến trên 2.245 m2 đất và nhiều cây cối để xây dựng nhà văn hóa, trường học, đường giao thông… Những việc làm này đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của địa phương và đến nay xã đã hoàn thành 10/19 tiêu chí nông thôn mới.

Phát huy những kết quả đạt được, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Cảm Ân đang nỗ lực phấn đấu đến năm 2019 được công nhận là xã nông thôn mới. Ông Hà Văn Mạnh - Bí thư Đảng ủy xã đánh giá: "Những năm qua, Đảng bộ xã đã chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, tạo niềm tin cho nhân dân. Cán bộ, đảng viên thực sự là những tấm gương sáng đi đầu trong phát triển kinh tế để nhân dân noi theo. Xã cũng đã tranh thủ tốt mọi nguồn lực để hỗ trợ đầu tư tái cơ cấu nền nông nghiệp. Hiện nay, toàn Đảng bộ đã có 50 mô hình làm kinh tế giỏi do đảng viên làm chủ. Đây là những mô hình kinh tế để địa phương nhân rộng”.

Vàng Mai

Các tin khác
Phong trào văn hóa văn nghệ ở Trấn Yên ngày càng được quan tâm bảo tồn và phát triển.

YBĐT - Trên khắp các miền quê mảnh đất giàu bản sắc văn hóa và truyền thống cách mạng Trấn Yên hôm nay, đến đâu chúng tôi cũng nghe lời ca tiếng hát, gặp phong trào rèn luyện thể thao. Có thể thấy, cùng những đổi thay về đời sống vật chất, người dân Trấn Yên đang có một cuộc sống tinh thần phong phú.

Đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực UBKT Trung ương làm việc với lãnh đạo và cán bộ UBKT Tỉnh ủy Yên Bái về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

YBĐT - Cùng với hệ thống ngành kiểm tra cả nước, 69 năm qua, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) các cấp từ tỉnh tới cơ sở của Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã không ngừng được kiện toàn cả về số lượng và chất lượng, góp phần làm trong sạch và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ..

Lãnh đạo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh trao Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học cho các học viên.

YBĐT - Sáng 14/10, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh tổng kết Lớp bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới khóa V, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Quang cảnh Hội nghị.

YBĐT - Ngày 13/10, Đảng bộ khối Doanh nghiệp (ĐBKDN) tổ chức hội nghị sơ kết công tác 9 tháng đầu năm 2017. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục