Đảng bộ xã Phúc Sơn: Phát huy nội lực phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/5/2011 | 3:06:34 PM

YBĐT - Lãnh đạo phát triển kinh tế gắn với công tác xây dựng Đảng, bảo đảm an ninh trật tự được Đảng bộ và chính quyền xã Phúc Sơn triển khai đồng bộ, hiệu quả đến tất cả các thôn, bản.

Thực hiện đường lối đổi mới về phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, Đảng bộ xã Phúc Sơn (Văn Chấn) đã tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế bằng việc tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hàng năm, xã giảm 10% hộ nghèo; tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,5%… Đây là những nỗ lực để Phúc Sơn từng bước giảm nghèo bền vững.

Là xã đặc thù kinh tế thuần nông, đời sống của 1.370 hộ đồng bào Thái, Mường, Kinh, Tày, Hoa... có thu nhập chính từ cây lúa, chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ, ngành nghề không có, đất đai khó canh tác. Trước thực trạng đó, Đảng bộ, chính quyền xã Phúc Sơn gặp không ít khó khăn để tạo việc làm, tăng thu nhập, giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo.

Đồng chí Hoàng Văn Dào - Chủ tịch UBND xã Phúc Sơn cho biết: “Để tạo việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân, ngay từ những năm 1997, Đảng bộ xã đã vận động nhân dân thay đổi tập quán canh tác, loại bỏ các giống lúa dài ngày năng suất thấp, chuyển sang các giống lúa lai cho năng suất, chất lượng cao gieo cấy trên 90% diện tích. Do vậy, năng suất của 263 ha ruộng nước cấy 2 vụ/năm đã tăng đáng kể, từ 10,5 tấn/ha năm 2005 lên 12,5 tấn/ha năm 2010.

Phong trào trồng cây vụ đông trên đất 2 vụ lúa cũng tăng đáng kể, từ 50 ha lên 80 ha và hiện nay đạt 170 ha. Trong đó, riêng cây ngô đông trên đất 2 vụ lúa là 120 ha, còn lại gồm khoai lang, khoai tây, rau đậu các loại. Bên cạnh cây lúa, chăn nuôi những năm gần đây phát triển khá. Tổng đàn trâu, bò hiện có 1.119 con, đàn lợn 5.200 con, gia cầm 19.812 con. Hiện nay, lương thực bình quân đầu người đạt 587 kg/người/năm nhưng theo chuẩn nghèo mới, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã còn gần 50%”. Tới đây, xã Phúc Sơn xây dựng kế hoạch tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn quả, kết hợp với trồng rừng, mở mang ngành nghề, kinh doanh dịch vụ, mỗi năm phấn đấu giảm từ 10% - 12% hộ nghèo và nâng giá trị thu nhập lên trên 50 triệu đồng/ha/năm.

Về Phúc Sơn, chúng tôi được các đồng chí lãnh đạo xã đưa đi thăm các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn tại Bản Ngoa, Bản Muông… Chỉ tính riêng từ năm 2005 đến nay, cùng với vốn đầu tư của Nhà nước, hàng năm, xã đã tích cực vận động nhân dân tham gia hàng ngàn ngày công xây dựng 11 công trình với giá trị đầu tư 5 tỷ 373 triệu đồng như: kiên cố hóa Trường Tiểu học Phúc Sơn trị giá 1,2 tỷ đồng; đường bê tông Bản Lụ 1 đi Bản Ngoa trị giá 1 tỷ 370 triệu đồng; đường bê tông từ Bản Thón đi Bản Lanh 890 triệu đồng; cầu treo Bản Mông đi Bản Hán 670 triệu đồng; 3 công trình thủy lợi gồm Bản Muông, Bản Ngoa, Điệp Quang trị giá 945 triệu đồng… Kinh tế dần ổn định, góp phần thúc đẩy văn hóa - xã hội ngày càng phát triển. Xã thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Nhiều gia đình đã chuyển các công trình vệ sinh và chăn nuôi gia súc, gia cầm xa nhà, bảo đảm vệ sinh môi trường. Hiện nay, Phúc Sơn đã xây dựng được 3 làng văn hóa gồm: Bản Lụ 1, Bản Hán và Bản Ngoa. Xếp loại hàng năm, có 85% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 100% số hộ có phương tiện nghe nhìn, trên 70% số hộ có xe máy; gần 30% số hộ có thu nhập từ 40 đến trên 60 triệu đồng/năm.

Điển hình như gia đình ông Lường Văn Chức ở Bản Muông nuôi lợn thịt bán ra thị trường, cùng với làm dịch vụ máy xay xát, tổng giá trị thu nhập đạt trên 50 triệu đồng/năm. Gia đình ông Đinh Văn Thuận ở Bản Lụ 1 đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng mở rộng chuồng trại nuôi lợn thịt, hàng năm bán ra thị trường trên 300 con, thu nhập mỗi năm trên 70 triệu đồng. Gia đình ông Đinh Văn Bốn ở Bản Thón với mô hình nuôi cá ruộng và 10 con trâu, bò, thu nhập 50 triệu đồng/năm.

Lãnh đạo phát triển kinh tế gắn với công tác xây dựng Đảng, bảo đảm an ninh trật tự được Đảng bộ và chính quyền xã triển khai đồng bộ, hiệu quả đến tất cả các thôn, bản. Từ đây góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo đà để Phúc Sơn phát triển vững chắc trong tương lai.   

Thái Hưng

 

 

 

Các tin khác
Chi bộ Trường Mầm non Hoa Lan, thị trấn Mù Cang Chải tổ chức lễ kết nạp đảng viên

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 về công tác phát triển đảng viên, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đảng bộ huyện Mù Cang Chải đã kết nạp được 561/550 đảng viên, đạt 102% chỉ tiêu nghị quyết đề ra.

Đồng chí Trịnh Văn Xuê - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Trạm Tấu tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án 04 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KTGS trong Đảng bộ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025”.

Ngay trong quý I năm 2024, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Trạm Tấu đã chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cho 2 cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và chuẩn bị hồ sơ kiểm tra 2 tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

Đảng viên mới được bồi dưỡng lý luận chính trị tại Trung tâm Chính trị huyện Lục Yên.

Trong quý I/2024, Đảng bộ huyện Lục Yên đã quyết định kết nạp 88 quần chúng ưu tú vào Đảng, đạt 40,9% kế hoạch; chuyển đảng chính thức cho 72 đảng viên dự bị.

Mô hình chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đã khẳng định rõ vai trò của Đảng bộ trong công tác lãnh đạo phát triển kinh tế địa phương.

Những năm qua, Đảng bộ thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên tích cực đổi mới lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, toàn diện, sâu sát, cụ thể, lấy kết quả là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Đảng bộ, cán bộ và đảng viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục