Vượt khó thoát nghèo

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/3/2014 | 9:39:54 AM

YBĐT - Đến xã Mồ Dề (Mù Cang Chải), nếu kể đến tên anh Sùng Lử Chang ở bản Nả Háng A thì bà con nơi đây ai cũng biết và mến phục bởi anh là người biết tự vươn lên thoát nghèo.

Anh Sùng Lử Chang thu hoạch ngô.
Anh Sùng Lử Chang thu hoạch ngô.

Sùng Lử Chang sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo khó, cuộc sống của gia đình chỉ trông chờ vào mấy thửa ruộng cấy lúa 1 vụ/năm mà bố mẹ đã chia cho vợ chồng anh khi ra ở riêng. Trong nhiều năm lam lũ, mặc dù cố gắng tích cực chăm bón tốt cho cây lúa, cây ngô song cứ năm này qua năm khác, thóc của gia đình anh vẫn không đủ ăn trong năm. Thông qua những đợt tuyên truyền, vận động của xã về việc đổi mới phương thức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình kinh tế mới phù hợp với khí hậu, địa hình ở vùng cao, anh đã tiếp thu và bắt tay thực hiện.

Trước tiên, anh nghĩ ngay đến mô hình tổng hợp nuôi ong mật kết hợp với phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Xây dựng trang trại nuôi ong kết hợp với bảo vệ rừng đầu nguồn, ban đầu, anh nhận khoanh nuôi khu rừng thượng nguồn của xã để vừa giữ rừng vừa giữ được các loài hoa quý hiếm, tạo thuận lợi cho con ong lấy mật. Lúc đầu, bầy ong chỉ có gần chục tổ nhưng nuôi được một thời gian, thấy việc khai thác mật đạt hiệu quả cao, tiếp tục nhân dần lên, anh đã đi thu mua của người dân ở nhiều nơi về nuôi bổ sung. Sau 5 năm phát triển, bầy ong đã lên đến gần 100 tổ, cho thu hoạch mỗi đợt từ 40 đến 50kg mật, bán với giá từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng/kg.

Anh Chang phấn khởi: “Nuôi ong, mỗi năm gia đình tôi thường thu hoạch mật từ 3 đến 4 lần. Từ khi nuôi ong, thu nhập đã tăng lên, riêng tiền bán mật ong mỗi năm đạt khoảng 20 đến 24 triệu đồng. Nhờ đó, gia đình đã có đủ tiền mua mắm muối, vải vóc, phân bón phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất hàng ngày, không còn phải bán thóc lấy tiền về trang trải như trước đây nữa. Riêng thóc của nhà chỉ để ăn nên gia đình tôi đã thoát được cảnh đói giáp hạt”.

Anh Chang tận dụng những khu vực đất bằng phẳng ở dưới chân núi gần các khe suối để khai hoang ruộng cấy lúa nước đồng thời tích cực tăng vụ đối với 1ha diện tích ruộng lúa nước, thâm canh tốt 1ha nương ngô. Mỗi vụ, gia đình anh đã thu hoạch đạt 80 - 85 bao tải thóc và 40 - 45 bao tải ngô (loại bao có trọng lượng khoảng 50 - 60kg).

Như vậy, thóc đã thu hoạch của gia đình tương đương 4 - 4,5 tấn và ngô tương đương 2 - 2,5 tấn. Ngoài ra, gia đình còn trồng được 80 khóm cây thảo quả, thu hoạch của hai vụ đầu đạt từ 4 tạ đến 4,5 tạ quả, bán với giá 120.000 đồng đến 130.000 đồng/kg quả khô. Anh vẫn chưa bằng lòng với những gì đã có nên tiếp tục phát triển chăn nuôi dê, lợn, gà… Hiện nay, nhà anh đã có hơn chục con dê, gần 20 con lợn và gần 100 con gà, vịt.

Ông Cứ Nhà Sùng - Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Mồ Dề cho biết: “Anh Sùng Lử Chang là người năng động, tích cực học tập kinh nghiệm, tìm tòi phương pháp khoa học áp dụng trong lao động, sản xuất. Với sự cố gắng của mình, nay gia đình anh đã thoát khỏi đói nghèo và trở thành một trong những hộ gương mẫu, đi đầu phát triển kinh tế, có cuộc sống khá giả ở xã vùng cao này”.

Đức Hồng

Các tin khác
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục