Góp sức xây dựng quê hương

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/7/2014 | 3:00:17 PM

YBĐT - Nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình cũng là góp sức nhỏ bé xây dựng quê hương - đấy là suy nghĩ của Trưởng thôn Tướng Văn Thành (thôn Đồng Tý, xã Phúc An, huyện Yên Bình) – người được bà con dân bản nể phục và kính trọng bởi cách làm kinh tế du lịch cộng đồng.

Đến nơi này, khi được hỏi về người có uy tín, làm kinh tế giỏi, nổi tiếng khắp vùng hồ Thác Bà những năm gần đây, đồng bào Dao ở thôn Đồng Tý đều tự hào về trưởng thôn của mình rằng: "Trưởng thôn Thành giỏi lắm, thường nói điều hay lẽ phải ai cũng nghe theo". Có được điều ấy, Trưởng thôn Thành luôn cố gắng làm nhiều điều tốt cho dân bản, cùng vợ con làm du lịch cộng đồng, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Tướng Văn Thành là người dân tộc Dao quần trắng, trước ở làng Bầu. Năm 1971, dòng sông Chảy được ngăn nước làm thủy điện Thác Bà, gia đình ông đã về định cư tại thôn Đồng Tý. Hiện cả thôn có 104 hộ dân nhưng chỉ có 13ha ruộng một vụ. Người dân chủ yếu sống bằng đánh bắt cá tôm trên hồ, đời sống còn nhiều khó khăn.

Xuất phát từ những bươn trải cuộc sống, quá “thấm” với cái nghề phơi nắng dầm mưa quanh năm, cộng với những nung nấu và ý chí vươn lên thoát nghèo, lại đúng vào thời điểm du lịch cộng đồng đang được xem là hướng đi mới, hiệu quả trong phát triển thị trường du lịch tại Yên Bái, Trưởng thôn Thành cùng gia đình đã bàn bạc và quyết định dành phần lớn diện tích ngôi nhà sàn ba gian để làm du lịch. Là cách làm mới, kinh nghiệm chưa nhiều, ông Thành đã phải tìm tòi, học hỏi rất nhiều về các mô hình tương tự ở nơi khác thông qua sách báo và những chuyến đi thực tiễn. Với suy nghĩ không làm thì thôi, đã làm thì phải đến nơi đến chốn, ông quyết tâm phát triển mô hình du lịch cộng đồng của mình theo hướng bền vững, dù có tốn kém hơn về kinh phí đầu tư ban đầu.

Cùng với việc đầu tư mới các công trình vệ sinh, chăn gối đệm, gia đình ông còn đặc biệt chú trọng đến vấn đề an toàn thực phẩm, tận dụng tối đa các nguồn lực về đất đai, chuồng trại để tự trồng rau sạch, nuôi gà, lợn… phục vụ khách ăn, nghỉ trong nhiều ngày. Những khách du lịch đầu tiên đến từ châu Âu như Pháp, Bỉ, Thụy Điển... và giờ, khi cơ sở lưu trú đã “có tiếng” thì lượng khách nước ngoài tìm đến ông cứ đông dần lên theo thời gian. Vì vậy Trưởng thôn Tướng Văn Thành đã mua thêm một ngôi nhà sàn ba gian, đủ sức chứa cả vài chục người.

Trong các tour, tuyến du lịch dưới hình thức du lịch cộng đồng, gia đình ông Thành đã trở thành điểm đến thường xuyên là một trong các “địa chỉ đỏ” đáng tin cậy. Sức hút nơi đây chính là lễ Cấp sắc của đồng bào Dao được Trưởng thôn Tướng Văn Thành dành nhiều tâm sức tạo dựng lại và do chính ông làm chủ lễ. Du khách được hòa mình trong tiếng chũm chọe, tiếng kèn, trong những vũ điệu dân gian hay trong sắc phục cổ của người Dao để khám phá một nét văn hóa dân tộc thiểu số đang được phục dựng.

Ngoài ra, du khách còn được tham gia cùng người dân đánh bắt cá, chèo thuyền nan đi câu, tự tay nấu nướng với gia chủ những món ăn mới lạ của đồng bào Dao như món cá ướp hạt xẻn nướng trên bếp than hồng, canh cá chua nấu lá vón vén, thịt trâu nướng uống cùng rượu nấu... Đây chính là những nét văn hóa tín ngưỡng và văn hóa ẩm thực độc đáo, đặc sắc của đồng bào Dao quần trắng vùng Đông Hồ. Điều đó tạo cho du khách cảm giác được hòa mình với thiên nhiên, hòa mình trong không khí tín ngưỡng hết sức linh thiêng nhưng rất mộc mạc của đồng bào...

Không chỉ tự mình làm kinh tế, Trưởng thôn Tướng Văn Thành còn hướng dẫn bà con tham gia dọn dẹp, làm tốt vệ sinh môi trường, chăn nuôi gia cầm, trồng rau sạch... để phục vụ khách du lịch. Do có uy tín và được bà con tín nhiệm, ông được bà con trong thôn bầu làm trưởng thôn từ năm 2006 đến nay. Thôn Đồng Tý của Trưởng thôn Tướng Văn Thành nhờ đó luôn được đánh giá là điểm sáng trong bảo đảm an ninh chính trị, xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc Dao bên hồ Thác Bà.

Thiên Cầm

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục