Người có uy tín ở Đại Thành

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/8/2014 | 10:04:59 AM

YBĐT - Con đường bê tông chạy giữa cánh đồng lúa xanh rì đang thì đứng cái đưa chúng tôi đến nhà ông Hoàng Đình Thăng, người có uy tín thôn Đại Thành. Gia đình ông là một điển hình trong việc phát triển kinh tế, hàng năm thu nhập bình quân từ 120 đến 150 triệu đồng nhờ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi tổng hợp.

Hàng năm gia đình ông Hoàng Đình Thăng có thu nhập
từ 120 - 150 triệu đồng.
Hàng năm gia đình ông Hoàng Đình Thăng có thu nhập từ 120 - 150 triệu đồng.

Thôn Đại Thành, xã Đại Phác (Văn Yên) hầu hết là người dân tộc Tày sinh sống. Đại Thành được công nhận thôn văn hóa cấp tỉnh từ năm 2000 và danh hiệu được thôn duy trì đến nay. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được giữ vững; những vụ việc, mâu thuẫn nhỏ đều sớm được phát hiện và kịp thời hòa giải, không có đơn thư khiếu kiện vượt cấp. Có được kết quả như vậy, người có uy tín đóng vai trò rất quan trọng.

Con đường bê tông chạy giữa cánh đồng lúa xanh rì đang thì đứng cái đưa chúng tôi đến nhà ông Hoàng Đình Thăng, người có uy tín thôn Đại Thành. Gia đình ông là một điển hình trong việc phát triển kinh tế, hàng năm thu nhập bình quân từ 120 đến 150 triệu đồng nhờ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi tổng hợp.

Là đảng viên có hơn 40 năm tuổi Đảng, được bà con rất tin tưởng, yêu quý, ông Thăng chính là cầu nối vững chắc của ý Đảng lòng dân. Năm 21 tuổi, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông lên đường nhập ngũ và khi phục viên về sinh sống tại xã Đại Phác. Ông tham gia làm Công an viên, Phó công an xã, Xã Hội trưởng. Đến năm 1987, nghỉ công tác ở xã, ông được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ thôn Đại Thành.

Đến năm 2011, với nhiều đóng góp tích cực, bà con dân bản tin tưởng bầu ông là người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Ông tích cực giúp chính quyền thôn giải quyết những mối bất hòa, mâu thuẫn của nhân dân. Thôn có bất cứ việc gì, từ tranh chấp đất đai, mối bất hòa to nhỏ, ông luôn có mặt cùng với trưởng thôn, tổ hòa giải khuyên nhủ, phân tích phải trái. Có tiếng nói của ông, mọi chuyện đều được giải quyết êm đẹp.

Ngoài giáo dục con cháu trong gia đình, ông Thăng thường xuyên tuyên truyền để bà con thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nội quy, hương ước của thôn. Ông trực tiếp đến từng hộ gia đình để trò chuyện, giải thích, vận động bà con nên bỏ những hủ tục lạc hậu trong việc ma chay, cưới hỏi và động viên con cháu đến lớp học.

Ông Thăng có rất nhiều kinh nghiệm, nói được, làm được nên khi có việc, mọi người đều xin ý kiến của ông. Hàng năm, cá nhân ông luôn nhiệt tình ủng hộ các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao, các quỹ từ thiện, giúp đỡ các hộ gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn bằng tiền mặt hoặc ngày công lao động. Năm 2012, thôn làm đường bê tông. Ngoài việc hiến đất ruộng làm đường, hàng đêm, ông tự nguyện ra ngủ để trông coi vật liệu, xi măng giữa cánh đồng không so bì tính chuyện hơn thiệt.

Ông Thăng nói: “Muốn được bà con tin tưởng, trước hết mình phải gương mẫu giáo dục con cháu trong gia đình của mình rồi phải đi sâu, đi sát, làm tốt công tác dân vận, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân. Có như vậy mới nắm rõ sự việc để tham gia hòa giải có hiệu quả”. Bà Hoàng Thị Tón - nguyên Bí thư Chi bộ thôn, Trưởng thôn và nay là Phó bí thư Chi bộ thôn Đại Thành cho hay: “Ông Thăng được mọi người rất kính trọng, tin yêu và bà con dân bản tín  nhiệm bầu ông là người có uy tín trong nhiều năm qua”.

Đến nay, 100% người dân thôn Đại Thành không mắc tệ nạn xã hội; các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn đã được cứng hóa; những hủ tục lạc hậu, lãng phí trong ma chay, cưới xin đã được đẩy lùi… Ông Thăng nguyện tiếp tục góp sức để Đại Thành có thêm nhiều niềm vui từ những đổi thay trong cuộc sống của người dân nơi đây.

 Linh Chi

Các tin khác
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục