Thiếu tá Lý Thị Cung làm "dân vận khéo"

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/9/2014 | 8:59:51 AM

YBĐT - Thiếu tá Lý Thị Cung đảm nhận chức vụ Phó trưởng Công an huyện Mù Cang Chải. Chị cùng đồng đội xây dựng 7 tổ an ninh xung kích, 14 tổ tự quản, 108 tổ hòa giải duy trì hoạt động thường xuyên ở các bản vùng cao, xuống bản vận động đồng bào không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống, phát hiện và ngăn chặn việc buôn bán phụ nữ, giữ vững sự bình yên nơi vùng cao đầy gian khó Mù Cang Chải.

Thiếu tá Lý Thị Cung trao đổi, nắm bắt tình hình với phụ nữ tại cơ sở.
Thiếu tá Lý Thị Cung trao đổi, nắm bắt tình hình với phụ nữ tại cơ sở.

Hơn ba mươi năm trước, với người Mông nơi vùng cao đặc biệt khó khăn Mù Cang Chải, việc cho con đi học chữ là việc khó, con gái đi học chữ thực sự là câu chuyện lạ. Bởi lẽ, trẻ sinh ra vài tuần đã được mẹ địu sau lưng lên núi làm nương. Vậy mà cô bé Lý Thị Cung ở bản Háng Bla Ha, xã Khao Mang vượt qua số phận, vượt qua các hủ tục từ bao đời theo học hết THPT, trưởng thành và hiện là cán bộ chủ chốt Công an huyện Mù Cang Chải.

Đôi chân nhỏ của Lý Thị Cung trước đây ngày ngày cuốc bộ 15 km đến trường, giờ lại in dấu đến các bản vùng cao xa tít nơi có vài nhà người Mông để vận động đồng bào theo Đảng. Nói thì dễ, bởi kẻ xấu giờ đây không từ một thủ đoạn nào lôi kéo đồng bào vùng cao theo đạo lạ, di cư trái phép, lập "vương quốc Mông", tái trồng và sử dụng thuốc phiện...

Vậy là, các đội công tác vùng cao phải kiên trì "ba cùng" với dân. Nhớ lại những ngày về chính xã Khao Mang để vận động người già, người thân và cộng đồng mình tham gia mô hình phòng chống tội phạm "Ba không, một giảm" (không di cư tự do, không có điểm bán ma túy, không xuất cảnh trái phép và giảm tội phạm ma túy, trộm cắp), Lý Thị Cung dùng chính ngôn ngữ đồng bào, cùng đồng đội bằng các biện pháp nghiệp vụ đã khoanh vùng, bóc gỡ, cô lập các đối tượng xấu, đồng thời làm tốt việc phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Vậy nên, hơn 800 hộ trong 10 bản như: Páo Sơ Dào, Xéo Mả Pán, Háng Nả, Tủa Mả Pán... đưa hơn 1.300 trẻ trong độ tuổi đến lớp (trong đó có hơn 300 trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi theo học mẫu giáo). Đây là yếu tố quan trọng để trẻ người Mông được học văn hóa, được biết tiếng phổ thông và quan trọng hơn là học ở cô cách làm điều tốt đẹp hơn: xóa “con ma” dốt, xóa cái nghèo bám riết trong mỗi nhà từ bao năm qua.

Là chị cả trong gia đình có bốn chị em, Lý Thị Cung cùng mẹ chăm sóc các em, bởi bố thoát ly đi công tác thường xuyên xa nhà. May mắn hơn khi được gia nhập lực lượng công an nhân dân với chức năng làm phiên dịch tiếng Mông, rồi mười năm liên tục từ 1997 đến 2007, Cung đã học xong các lớp đào tạo, tốt nghiệp Học viện An ninh nhân dân. Với kiến thức được học cộng với thời gian bám dân, bám bản vùng cao và học hỏi thế hệ đi trước đã giúp Lý Thị Cung ngày một trưởng thành trong xử lý công việc và đánh án.

Công việc chống phản động của ngành không được phép nói ra nhưng qua các tấm bằng khen của Bộ Công an, bằng khen của địa phương tặng do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ "dân vận khéo" thì ai cũng hiểu. Giờ đây, Thiếu tá Lý Thị Cung đảm nhận chức vụ Phó trưởng Công an huyện Mù Cang Chải. Chị cùng đồng đội xây dựng 7 tổ an ninh xung kích, 14 tổ tự quản, 108 tổ hòa giải duy trì hoạt động thường xuyên ở các bản vùng cao, xuống bản vận động đồng bào không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống, phát hiện và ngăn chặn việc buôn bán phụ nữ, giữ vững sự bình yên nơi vùng cao đầy gian khó Mù Cang Chải.

Về xã Nậm Khắt, nơi trước đây tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy gia tăng, bởi đây là nơi tiếp giáp với huyện Mường La (Sơn La), các đối tượng xấu móc nối với người địa phương tham gia vận chuyển ma túy từ ngoài vào địa bàn tiêu thụ. Qua công tác nắm tình hình, Ban Công an xã xây dựng mô hình "Hai không, một giảm, một có" (không trồng cây thuốc phiện, không có tụ điểm ma túy, cờ bạc; giảm tội phạm về ma túy; có biện pháp quản lý giáo dục, cảm hóa các đối tượng vi phạm).

Thiếu tá Lý Thị Cung cùng chúng tôi thăm các hộ dân bên đường với câu chuyện về giá quả sơn tra năm nay, số học sinh ra lớp tăng, địa phương được Ngân hàng cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ủng hộ xây dựng nhà bán trú cả chục tỷ đồng, đủ chỗ ở cho bọn trẻ ở các bản xa đến học, nhà họ Giàng bên kia mấy hôm nay đóng cửa vắng nhà, không biết đi đâu... Chào chủ nhà, chị tiếp tục công việc của người làm "dân vận khéo".

Thượng tá Hà Ngọc Đương - Trưởng công an huyện Mù Cang Chải khẳng định: "Thiếu tá Lý Thị Cung khắc phục nhiều khó khăn về thiên chức làm vợ, làm mẹ, thực sự gắn bó với cộng đồng người Mông nơi này. Trong công tác đã tham mưu, đề xuất giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến công tác dân tộc, tôn giáo và thực hiện thành công các đề xuất đó". Người con của đồng bào Mông Lý Thị Cung thực sự là tấm gương sáng trong thực hiện 6 lời dạy của Bác Hồ đối với lực lượng công an nhân dân. Ở chị hội tụ đủ phẩm chất của người công an nhân dân, là tấm gương cho mọi người noi theo.

Mỹ Sinh

Các tin khác
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục