Gương sáng của bản

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/11/2014 | 2:52:20 PM

YBĐT - Lên Púng Luông (Mù Cang Chải), hỏi đến anh Thào A Khày - Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã, ai cũng biết và kính trọng bởi anh là người rất nhiệt tình tham gia các hoạt động của xã, thôn, bản, đặc biệt trong tuyên truyền, vận động nhân dân từ bỏ các hủ tục lạc hậu, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, vươn lên làm giàu.

Thào A Khày (thứ hai, phải sang) hướng dẫn người dân kỹ thuật nuôi ong.
Thào A Khày (thứ hai, phải sang) hướng dẫn người dân kỹ thuật nuôi ong.

Sinh ra và lớn lên ở bản Nả Háng Tâu, xã Púng Luông, từ nhỏ, Khày đã rất chăm chỉ học tập. 18 tuổi, anh nhập ngũ, đóng quân ở Trung đoàn 174. Hết nghĩa vụ quân sự tháng 1 năm 2005, trở về với gia đình, anh tham gia Hội CCB xã và là một thanh niên trẻ năng động, dám nghĩ dám làm, tích cực trong các phong trào của Hội. Năm 2006, anh được kết nạp vào Đảng và được bầu làm Phó chủ tịch Hội CCB xã.

Nói về anh, Chủ tịch UBND xã Púng Luông Mùa A Tồng nhận định: “Khày nhanh nhẹn và chịu khó lắm, bất cứ việc gì của xã, thôn bản, bất kể ngày đêm, mưa, nắng đều đi làm đến nơi đến chốn, không bao giờ quản ngại khó khăn, vất vả. Púng Luông trước đây tình trạng mua bán, sử dụng ma túy diễn ra khá phức tạp. Khày luôn cùng công an xã thường xuyên đến gia đình người nghiện tuyên tuyền từ bỏ ma túy, không trồng cây thuốc phiện. Đặc biệt thên nữa là việc vận động bà con thay đổi tập tục lạc hậu thách cưới. Trước đây, nhà trai cứ phải nộp cho nhà gái từ 25 triệu đến 30 triệu đồng. Từ năm 2012 đến nay, quy ước của xã chỉ còn từ 8 triệu đến 10 triệu thôi. Công đó có sự đóng góp rất lớn của đồng chí Khày đấy”.

Với Thào A Khày, ngày trước, đời sống gia đình cũng gặp rất nhiều khó khăn như các gia đình người Mông khác trong xã. Bữa cơm hàng ngày thường xuyên phải độn ngô. Mặc dù đã chịu khó lao động nhưng cái đói cái nghèo cứ đeo đẳng. Với ý chí và những kinh nghiệm được rèn luyện trong quân ngũ, anh đã quyết tâm khai hoang thêm ruộng nước, đưa các giống lúa, ngô lai cho năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng 2 vụ/năm. Đất không phụ công người, vụ đông xuân năm 2007, năng suất lúa đạt gấp 2 đến 3 lần so với giống lúa, ngô cũ, cảnh đói giáp hạt không còn nữa.

Phát triển kinh tế, gia đình nhận thêm việc bảo vệ 12ha rừng phòng hộ. Thấy rừng tự nhiên có nhiều loài hoa như sơn tra, thảo quả và các loài hoa rừng khác, anh bàn với gia đình nuôi ong. Do tham gia công tác Hội CCB, anh được tạo điều kiện vay 7 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện. Kinh nghiệm nuôi ong không có, anh chịu khó tìm hiểu qua sách báo về cách nuôi, chăm sóc và lấy mật. Từ 10 tổ ong ban đầu, đến nay, đàn ong của gia đình nhân lên 110 tổ.

Trong 3 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm thu được 1.000 lít mật, trừ chi phí thu trên 100 triệu đồng. Khày bảo: “Mình có kinh nghiệm thâm canh ruộng nước với giống lúa cho năng suất, chất lượng cao và nuôi ong, mình đã tuyên truyền cho 60 hộ dân ở bản và trong xã, đặc biệt đã giúp 5 hộ là hội viên CCB nuôi ong thành công, có thu nhập trên 15 triệu đồng/năm. Mình rất hạnh phúc vì giúp được hộ từ đói nghèo vươn lên thoát nghèo”.

Không những giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm về phát triển kinh tế, anh Khày còn tuyên truyền nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vận động người dân ăn chung một tết; không di dịch cư tự do; không đốt nương làm rẫy; không sử dụng súng săn tự chế; không mua bán phụ nữ, trẻ em; thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang; thanh niên nam, nữ không tảo hôn, không kết hôn cận huyết thống… Nhiều người dân được vận động đã thay đổi nhận thức và hành động, loại bỏ nhiều hủ tục lạc hậu trong đời sống.

Nỗ lực vươn lên làm giàu của bản thân và nhiệt tình, năng động, tích cực trong việc của thôn, bản, làng xã, Thào A Khay thực sự là tấm gương sáng để bà con học tập.

Thạch Phong

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục