Cựu chiến binh nuôi ong giỏi

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/12/2014 | 3:02:44 PM

YBĐT - Ông Hoàng Giang Nam ở thôn 5, xã Minh Quán (huyện Trấn Yên) được nhiều người biết tiếng bởi giỏi nghề nuôi ong lấy mật. Kinh nghiệm lửa đạn nhũng năm tháng chiến trường, nay người cự binh lại cần mẫn góp sức gây dựng nên cơ sở bán mật ong và con giống Nam Lan thu hút khách gần xa.

Cựu chiến binh Hoàng Giang Nam giới thiệu kinh nghiệm chăm sóc, bảo vệ ong.
Cựu chiến binh Hoàng Giang Nam giới thiệu kinh nghiệm chăm sóc, bảo vệ ong.

Năm 1985, cựu chiến binh (CCB) Hoàng Giang Nam trở về quê hương Minh Quán sau 7 năm làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Lào. Ông luôn trăn trở làm thế nào để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo? Bươn trải nhiều năm với nghề nuôi cá giống, nấu rượu, nuôi lợn, nuôi hươu lấy nhung… nhưng cuộc sống gia đình vẫn khó khăn. Với bản chất của người lính “bộ đội Cụ Hồ”, ông đã không cam chịu đói nghèo. Năm 2005, ông bắt tay vào nghề nuôi ong lấy mật.

Lúc đầu, ông nuôi thử một vài đàn ong. Áp dụng kỹ thuật và cách chăm sóc học hỏi từ Hội Nuôi ong huyện, năm 2009, ông đã phát triển được 20 đàn. Khi thu hoạch những giọt mật đầu tiên, vợ chồng ông mừng vui khôn xiết.

Cứ ngỡ việc làm ăn “xuôi chèo mát mái”, bất ngờ ong chết hàng loạt, một số bay đi. Tìm hiểu nguyên nhân, ông phát hiện cách chăm sóc chưa đúng kỹ thuật. Không nản chí, ông huy động vốn từ gia đình và vay thêm 30 triệu đồng vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện quyết tâm gây dựng lại từ đầu. Ngoài ra, ông dành nhiều thời gian nghiên cứu sách báo, đến những cơ sở nuôi ong lớn học hỏi kỹ thuật, cách phòng bệnh cho đàn ong. Dần dần, ông khôi phục lại đàn ong, từ 40 đàn lên 70 đàn, rồi 120 đàn.

Theo ông Hoàng Giang Nam, nghề nuôi ong vừa dễ lại vừa khó. Dễ bởi công việc này không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, không vất vả như các công việc chân tay khác và ai cũng có thể làm được. Nuôi ong không tốn nhiều thời gian chăm sóc nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận, có sức khỏe và cần mẫn "chạy" ong theo mùa hoa. Hàng năm, các vụ hoa vải, nhãn, bạch đàn, táo… liên tục gối nhau, chen giữa các vụ hoa này còn có thêm hoa khác…

Vì việc người nuôi ong phải nắm chắc thời điểm, vùng có nhiều hoa, an ninh tốt, đưa ong đến lấy mật. Có nghề và thạo nghề, ông Nam hiểu rõ “tính nết” đàn ong và có các biện pháp thích hợp trong việc chống rét, chống nóng, vệ sinh thùng cũng như trợ giúp để đàn ong vượt qua thời gian hoa không rộ. Mỗi năm, gia đình ông thu về từ 600 - 700 lít mật các loại và xuất bán 40 đàn ong giống. Thu nhập từ bán mật và ong giống của gia đình mỗi năm đạt trên 100 triệu đồng. Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của Hội CCB xã; ông luôn tận tình hướng dẫn các hội viên kỹ thuật nuôi ong đạt hiệu quả kinh tế cao, nhiệt tình tham gia công tác xã hội ở khu dân cư, được bà con tin tưởng và kính trọng.

Cơ sở bán mật ong và con giống Nam Lan của gia đình ông đã trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng gần xa đến chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi nghề. Nhờ đó, kinh tế gia đình cũng khá lên, có điều kiện nuôi dạy con cái trưởng thành. Vừa qua, ông đã vinh dự được nhận giấy khen của Hội CCB huyện Trấn Yên về thành tích trong phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2009 - 2014.

Quỳnh Nga

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục