"Bông hoa" xứ núi thắm đất Hà Thành

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/1/2015 | 9:36:21 AM

YBĐT - Những ngày tháng 10 năm 2014, cái tên Phạm Thị Hà Thu - Hoa khôi Trường Đại học Luật Hà Nội đã xuất hiện khá nhiều trên các trang báo và mạng xã hội Facebook với nhiều lời khen ngợi và yêu mến. Hà Thu được biết đến không chỉ bởi là một nữ sinh dịu dàng, duyên dáng, luôn tự tin tỏa sáng trên sân khấu mà còn bởi em là một "bông hoa đẹp" đến từ núi rừng miền Tây Yên Bái.

Giây phút đăng quang của Phạm Thị Hà Thu tại cuộc thi “Charm of Law
Giây phút đăng quang của Phạm Thị Hà Thu tại cuộc thi “Charm of Law".

Sinh ra và lớn lên tại phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ. Trải qua tuổi thơ với khá nhiều biến cố, không mấy êm đềm và hạnh phúc, 19 tuổi, Hà Thu bước vào đại học với rất nhiều cảm xúc và tâm trạng đan xen. Phía trước em là cả một tương lai rộng mở với nhiều cơ hội đang chờ đón nhưng phía sau em lại là cả một gia đình mà ở đó, mẹ và hai em đang từng ngày phải bươn trải, vật lộn với cuộc sống cơm áo, gạo tiền. Có những lúc bi quan, Hà Thu đã muốn từ bỏ tất cả. Em muốn đi làm để giúp đỡ gia đình, để không phải sống trong cảm giác bất an, bất hiếu với gia đình. Nhưng rồi, chính mẹ đã là người đã tiếp thêm cho em niềm tin và sức mạnh. Từ một cô gái trầm tư ít nói, không thích giao lưu với nhiều người, không thích tham gia những hoạt động bề nổi, Hà Thu đã quyết định lột bỏ mọi sự tự ti, mặc cảm, nỗ lực vươn lên trong học tập và tích cực tham gia các hoạt động tại trường.

Đầu năm 2014, khi được biết nhà trường tổ chức Cuộc thi "Charm of Law 2014" - "Duyên dáng nữ sinh Đại học Luật Hà Nội 2014", Hà Thu đã quyết định đăng ký tham gia với suy nghĩ: "Thực sự khi đến với cuộc thi, em không mong mình sẽ nhận được giải cao hay được nhiều người biết đến, mà chỉ là để củng cố niềm tin với chính mình vào cuộc sống và có cơ hội được giao lưu, học hỏi với bạn bè".

Trải qua 3 phần thi: trang phục áo dài, trang phục dạ hội và ứng xử, nhờ phong thái tự tin và câu trả lời thông minh, sắc sảo trong phần ứng xử: "Giữa gia đình, tiền bạc và sức khoẻ, em đặt sức khoẻ lên hàng đầu…, vì khi có sức khoẻ, em có thể sẽ có đủ sức kiếm tiền bằng những công việc lương thiện mà mình yêu thích. Và lý do em đặt gia đình cuối cùng, không phải vì em không coi trọng tình cảm gia đình mà em nghĩ khi đã có sức khỏe và có khả năng kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình, gia đình thân yêu mới có thể yên tâm về em và em có thể trả ơn bố mẹ bằng chính sức lực và những đồng tiền chân chính mình kiếm được", Hà Thu đã xuất sắc vượt qua 20 thí sinh trong đêm chung kết, giành vương miện danh giá "Hoa khôi Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2014".

Hà Thu cho biết thêm: "Kể từ khi đăng quang, em càng ý thức được sự nỗ lực nào cũng sẽ được đền đáp, song không vì thế mà tự phụ về bản thân. Hiện tại, em vẫn đang cố gắng học tốt chuyên ngành tại trường, chủ động tham gia vào các hoạt động từ thiện, các hoạt động ngoại khóa với bạn bè, thầy cô, các buổi giao lưu, tọa đàm để nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết, sẵn sàng hành trang bước vào tương lai".

Ngoài việc được biết đến là người có tài năng, nhan sắc tại Cuộc thi "Charm of Law", tìm hiểu về Hà Thu còn được biết, em là người có kết quả học tập rất tốt ngay từ nhỏ, có năng khiếu về ca hát và làm người mẫu ảnh nghệ thuật. Khi học tiểu học và THCS, Hà Thu đều là học sinh giỏi, 3 năm THPT đạt học sinh khá. Năm 2010, em giành giải Nhất tỉnh tại Cuộc thi "Liên hoan tiếng hát dân ca" do ngành giáo dục Yên Bái tổ chức; từng là hình ảnh trong bìa báo xuân của  Báo Yên Bái và một số nhiếp ảnh gia nổi tiếng.

Hà Thu chia sẻ: "Mặc dù đang sống và học tập nơi đất Hà Thành, song lúc nào em cũng nhớ về Mường Lò - vùng đất đã nuôi dưỡng tâm hồn và lưu lại rất nhiều kỷ niệm trong em. Tuy không phải là người Thái, người Tày nhưng em lại vô cùng yêu thích những bộ trang phục truyền thống của các dân tộc này, đi đâu biểu diễn, chụp ảnh hay tham gia các cuộc thi, em cũng ưu tiên lựa chọn và mang theo".

Chặng đường phía trước dẫu có là thảm đỏ đón chờ nhưng vẫn còn nhiều thách thức, mong rằng, Hoa khôi Trường Đại học Luật Hà Nội - Phạm Thị Hà Thu sẽ tiếp tục tự tin tỏa sáng, mãi sẽ là "bông hoa đẹp" tỏa ngát hương thơm của núi rừng Yên Bái.

 Hồng Oanh

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục