Chỉ tiếng đàn tiếng hát

  • Cập nhật: Thứ bảy, 21/2/2015 | 8:47:39 AM

YBĐT - Đã hơn bảy mươi tuổi nhưng tiếng đàn, tiếng hát của nghệ nhân Hoàng Kế Quang vẫn khỏe khoắn như thời trai trẻ. Có lẽ bởi tiếng tính mượt mà, sâu lắng và giàu chất trữ tình đã nuôi dưỡng tâm hồn ông luôn tươi trẻ.

Ông Hoàng Kế Quang (thứ 2, phải sang) biểu diễn cùng các thành viên Đội Văn nghệ Người cao tuổi xã Hưng Khánh.
Ông Hoàng Kế Quang (thứ 2, phải sang) biểu diễn cùng các thành viên Đội Văn nghệ Người cao tuổi xã Hưng Khánh.

Ông Hoàng Kế Quang ở thôn Khe Lếch, xã Hưng Khánh (Trấn Yên) là một người tâm huyết lưu giữ và truyền dạy những điệu nôm tính và các làn điệu then của người Tày ở đây. Từ nhỏ, ông Quang đã được cha vốn là một thầy then có tiếng trong vùng truyền dạy môn nghệ thuật này. Vốn mê hát nên ông thường xuyên tham gia những lễ hội và đắm say trong các điệu múa then, xòe then, khắp then, hát cọi... Niềm say mê của ông là chơi đàn tính.

Tiếng đàn tính tha thiết, ngọt ngào, ông gửi gắm vào đó tình yêu với bản làng, núi rừng quê hương. Người bạn tâm giao này đã chia sẻ cùng ông biết bao vui, buồn và theo ông đi rất nhiều nơi. Đàn tính là nhạc cụ quan trọng, không thể thiếu trong nghệ thuật dân ca, dân vũ của người Tày từ hội “Lồng tồng”, lễ mừng cơm mới, mừng nhà mới đến lễ mừng cô dâu, chú rể ngày cưới...

Tiếng đàn tính còn là nỗi thương nhớ ông dành cho quê hương mỗi khi đi xa. Suốt thời gian quân ngũ, cây đàn tính đã cùng ông cất lên lời ca động viên, cổ vũ tinh thần đồng đội.

Cùng với cây đàn tính, nghệ nhân Hoàng Kế Quang đã tham gia rất nhiều hội diễn nghệ thuật các dân tộc, liên hoan hát dân ca giao duyên các dân tộc, liên hoan dân ca Việt Nam khu vực phía Bắc... và giành không ít huy chương vàng, giấy khen. Mỗi lần tham gia là cơ hội tốt để ông thêm hiểu biết, học hỏi thêm nét đẹp văn hóa của các dân tộc và giới thiệu nét đẹp văn hóa dân tộc mình với bạn bè. Ông luôn tự hào là một người con của dân tộc Tày. Ông càng tự hào hơn khi là một trong số không nhiều nghệ nhân ở Hưng Khánh nói riêng, tỉnh Yên Bái nói chung biết chơi thành thạo nhiều điệu đàn tính. Với ông, niềm tự hào ấy gắn liền cùng trách nhiệm. Ông vẫn không ngừng tìm hiểu, học hỏi các cụ cao niên xem điệu nôm, điệu then cổ của dân tộc mình chơi như thế nào, ý nghĩa của từng làn điệu ra sao. Người nghệ nhân này đã sưu tầm được hơn 50 bài hát then cổ, biết đánh 5 cung đàn tính, hát được 6 điệu hát then.

Nặng lòng và say các điệu hát, tiếng đàn của dân tộc mình, ông đã giúp cho cho các khu dân cư Núi Vì, Khe Lếch, Ngọn Đồng, Khe Cam, Pá Thoọc thành lập đội văn nghệ và ra mắt khu dân cư văn hóa. Miệt mài truyền dạy cho học trò trong xã và các xã khác những điệu hát, múa then, xòe then và đánh đàn tính, ông Quang mong muốn giúp các bạn trẻ thêm hiểu, thêm yêu nét đẹp văn hóa dân tộc mình và sẽ tiếp nối, gìn giữ, phát huy. Anh Trần Huy ở thôn Đức Thịnh tâm sự: “Ông Quang hát hay lắm! Mỗi khi ông cất lên tiếng đàn và hát, chúng em nghe mãi không chán và rất thích được ông truyền dạy".

Chia tay người nghệ nhân cao tuổi, tôi vẫn nghe tiếng đàn tính của ông vang vọng khắp núi rừng: 

“Tháng Giêng chơi yến ruộng cao
Ngày xuân đi chơi còn ruộng cạn
Chơi yến đi qua chín đồi nhòn
Chơi còn nơi đồng khô ruộng cạn
Chơi yến muốn quên bữa anh ơi!”...

Quỳnh Nga

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục