Học cách làm giàu của Vàng A Chay

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/3/2015 | 7:45:43 AM

YBĐT - Sinh ra và lớn lên ở bản Mú Cái Hồ, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, thấm thía cái nghèo, cái lạc hậu của đồng bào mình nên khác với nhiều thanh niên trong bản, Vàng A Chay rất ham học hỏi. Từ áp dụng có hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi gắn với khai thác tiềm năng đất đai hiện có, phù hợp với điều kiện kinh tế, nhân lực của gia đình, anh chẳng những thoát nghèo mà còn trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu của địa phương.

Nhiều hộ nông dân ở Mù Cang Chải nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều hộ nông dân ở Mù Cang Chải nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao.

Thăm mô hình phát triển kinh tế của Vàng A Chay mới thực sự cảm phục ý chí thoát nghèo của người nông dân này. Như bao gia đình người Mông ở bản Mú Cái Hồ, trước đây, gia đình Chay cũng không nằm ngoài cảnh quanh năm đói cái ăn, thiếu cái mặc, dù rằng đất đai nhiều. Tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật của các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Đoàn thanh niên; lại được cán bộ khuyến nông huyện, xã tận tình cầm tay chỉ việc, hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc thâm canh cây lúa, ngô, chăn nuôi trâu bò; được tư vấn hỗ trợ giống, vốn, cách thức phát triển kinh tế gia đình, anh đã định hình và gây dựng mô hình phát triển kinh tế cho riêng mình.

Nhận thấy việc chăn nuôi gia súc theo hình thức chăn thả truyền thống hiệu quả thấp, rủi ro lại cao, nhất là vào mùa đông giá rét, năm 2009, anh quyết tâm vay mượn anh em, bạn bè mua 2 con trâu, 3 con bò và 4 con dê cái quyết tâm phát triển đàn gia súc theo hướng nuôi nhốt. Anh xây dựng chuồng trại kiên cố, xa hẳn khu nhà ở, đào hố xử lý phân thải để bón ruộng.

Bằng kinh nghiệm chăn nuôi sẵn có, lại thường xuyên được tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào chăn nuôi, tuân thủ đầy đủ quy trình phòng bệnh, vệ sinh chồng trại, tích trữ thức ăn quanh năm cho vật nuôi nên đàn gia súc của gia đình anh phát triển tốt. Từ số con giống ít ỏi ban đầu, đến nay, tổng đàn gia súc của nhà Vàng A Chay đã lên trên 60 con, trong đó, trên 10 con trâu, gần chục con bò và trên 40 con dê, cung cấp con giống phát triển chăn nuôi cho nhân dân trong vùng.

Theo anh Chay, phát triển chăn nuôi đại gia súc ở vùng cao có thuận lợi là điều kiện đất đai rộng rãi, tuân thủ đúng quy trình xử lý chất thải gia súc sẽ không lo gây ô nhiễm vệ sinh môi trường như ở vùng thấp. Việc nuôi nhốt gia súc và tiêm phòng dịch đầy đủ đã hạn chế thấp nhất rủi ro cho người chăn nuôi - điều mà nhiều người dân trong bản chưa chịu học, chưa chịu làm theo nên chăn nuôi không phát triển, chỉ đủ tự cung, tự cấp trong gia đình. Được biết, với tổng đàn gia súc đạt trên 600 triệu đồng, bên cạnh việc giữ lại những con giống tốt để nhân đàn, gia đình Chay còn là địa chỉ cung cấp con giống trâu, bò, dê giống và thương phẩm cho nhân dân quanh vùng, với số lãi thu về khoảng 100 triệu đồng/năm.

Áp dụng phương thức lấy chăn nuôi để phát triển trồng trọt, nguồn phân thải của gia súc được anh tận dụng để chăm bón cho trên 1,5ha ruộng nước và cây trồng đem lại hiệu quả cao. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình anh thu về trên 3 tấn thóc, đời sống sinh hoạt gia đình được cải thiện và ngày một nâng cao. Đã dư giả cái ăn, đủ đầy cái mặc, vốn liếng tích lũy được hàng năm, anh tiếp tục đầu tư củng cố, mở rộng chuồng trại chăn nuôi, tích trữ nguồn thức ăn dồi dào để nhân đàn và nâng cao chất lượng con giống, nhằm tạo dựng uy tín trong vùng. Anh còn thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật, chủ động chia sẻ kinh nghiệm phát triển chăn nuôi để nhân dân trong xã, nhất là hộ nghèo trong bản biết cách tự vươn lên thoát nghèo.

 Rời bản Mú Cái Hồ khi ông mặt trời đỏ ối đang khuất dần sau núi, nhìn đàn vật nuôi béo tròn của người nông dân điển hình sản xuất giỏi - Vàng A Chay, tôi thầm mong với cách hướng dẫn, tận tình chia sẻ kinh nghiệm sản xuất theo kiểu cầm tay chỉ việc như anh đang làm, rồi đây, nơi này sẽ có thêm nhiều nông dân biết cách làm giàu từ đất.

 Minh Thúy

Các tin khác
Nhân dân thôn Yên Thành, xã Hưng Thịnh (Trấn Yên) thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường định kỳ hàng tháng.

Thực hiện mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, hoặc bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận (CTMT), thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử” ở huyện Trấn Yên thời gian qua đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo ở cơ sở.

Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục