Nguyễn Hữu Lưu - người nông dân tiêu biểu trong phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/3/2015 | 10:34:06 AM

YBĐT - Dù đã ở cái tuổi 69 nhưng ông Nguyễn Hữu Lưu ở tổ dân phố 12, phường Pú Trạng (thị xã Nghĩa Lộ) vẫn miệt mài lao động. Hiện nay, gia đình ông có một cơ sở vừa sản xuất gạch không nung, sản xuất chế biến gỗ rừng trồng mỗi năm cho thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng.

Sản xuất ván ép ở cơ sở sản xuất của gia đình ông Lưu.
Sản xuất ván ép ở cơ sở sản xuất của gia đình ông Lưu.

Năm 1985, sau khi xuất ngũ trở về địa phương, ông Nguyễn Hữu Lưu ra ở riêng tại tổ. Với diện tích gần 2.000m2 đất, hai vợ chồng ông xây dựng chuồng trại để chăn nuôi lợn, gà. Năm 2011, được sự giúp đỡ của chương trình khuyến công hỗ trợ 30 triệu đồng, trong đó thị xã hỗ trợ 10 triệu, tỉnh hỗ trợ 20 triệu, ông Lưu đã mạnh dạn đầu tư 750 triệu vào xây dựng nhà xưởng, máy ép gạch, máy trộn bê tông để sản xuất gạch không nung.

Những ngày đầu do chưa nắm vững kỹ thuật nên năng suất lao động đạt thấp, gạch không đạt chất lượng, đầu ra không ổn định nên còn thâm hụt vào vốn. Nhưng với bản chất cần cù, chịu thương chịu khó, quyết tâm vươn lên thoát khỏi đói nghèo, ông đã đi học hỏi kinh nghiệm của các cơ sở sản xuất gạch ba vanh lớn trong thị xã và các huyện lân cận, đồng thời tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật do thị xã, tỉnh tổ chức.

Nhờ đó, đến nay mỗi năm cơ sở sản xuất gạch ba vanh của ông sản xuất 40 vạn viên. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn và huyện Trạm Tấu. Gạch sản xuất chất lượng nên cứ ra lò đến đâu bán ngay đến đó, đồng vốn cứ thế quay vòng. Năm 2013, ông tiếp tục đầu tư 250 triệu để mở thêm dây chuyền sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng, dây chuyền đi vào hoạt động từ tháng 3/2013. Đến nay, xưởng sản xuất gạch và gỗ đều đi vào sản xuất ổn định, mỗi năm sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu nhập từ 300- 500 triệu đồng/tháng. Ông Nguyễn Hữu Lưu cho biết: "Những ngày đầu khó khăn lắm, thiếu vốn, thiếu kiến thức nhưng rồi 2 vợ chồng bảo ban nhau cùng cố gắng. Đến nay thì chẳng còn lo gì nữa. Hằng ngày, nghe tiếng nói cười của công nhân, tiếng máy mà thấy rất vui và hạnh phúc".

Hiện, xưởng sản xuất gạch ba vanh và chế biến gỗ rừng trồng của ông Lưu có hơn 20 lao động, với mức thu nhập của mỗi lao động từ 2,5- 5 triệu đồng người/tháng. Ngoài việc chi trả lương kịp thời, đúng quy định và thỏa thuận hợp đồng lao động, gia đình ông còn trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho người lao động, những ngày lễ tết có động viên, khen thưởng để khuyến khích người lao động. Ngoài ra, ông còn tăng lương, có chế độ ưu đãi đối với những lao đông làm tốt, tăng ca, thêm giờ. Anh Vì Văn Sai - công nhân sản xuất gạch nhà ông Lưu chia sẻ: "Bản thân mình làm ở đây được hơn 2 năm rồi, công việc ổn định, hàng tháng mình được trả lương kịp thời, đầy đủ, chưa kể những ngày lễ tết còn được thưởng vì đã có nhiều cố gắng trong công việc".

Với những thành công trong sản xuất, kinh doanh, nhiều năm liền gia đình ông được Hội Nông dân phường Pú Trạng, Hội Nông dân thị xã Nghĩa Lộ công nhận là hộ sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu. Mới đây nhất, gia đình ông được Hội Nông dân tỉnh Yên Bái trao tặng bằng khen hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu giai đoạn 2010- 2015.

Thùy Hương

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục