Thoát nghèo như Cứ A Chứ

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/4/2015 | 2:51:21 PM

YênBái - YBĐT - Nói về quyết tâm và nghị lực vươn lên thoát nghèo của anh Cứ A Chứ ở bản Háng Á, nhiều nông dân ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải không khỏi thán phục. Từ một hộ nghèo của bản, anh đã tự vượt lên chính mình để trở thành nông dân điển hình tiêu biểu trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi của tỉnh.

Chăn nuôi trâu, bò giúp nhiều hộ dân ở vùng cao thoát nghèo.
Chăn nuôi trâu, bò giúp nhiều hộ dân ở vùng cao thoát nghèo.

Là một trong số rất nhiều hộ nghèo của xã Hồ Bốn, cuộc sống của gia đình A Chứ gần chục năm về trước cũng đói ăn, thiếu mặc như phần lớn các hộ khác trong vùng. Ruộng nước ít, thiếu đất canh tác, thiếu kiến thức trồng trọt, chăn nuôi nên hàng năm gia đình anh chỉ biết trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và của địa phương. Có lúc bất lực trước cuộc sống khốn khó, A Chứ đã nghĩ dường như cái nghèo là lời nguyền truyền kiếp của người Mông mình, rất khó thay đổi...

Năm 2010, được Hội Nông dân xã kết nạp vào tổ chức Hội, được tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, anh đã thay đổi cách nghĩ. Thông qua kiến thức khoa học kỹ thuật được tập huấn, chuyển giao, A Chứ đã cần mẫn tích lũy cho mình những kinh nghiệm quý, những kiến thức cần thiết để phát triển kinh tế gia đình. Sẵn có đôi trâu cày kéo, 3 con bò và 5 con dê, anh mạnh dạn đầu tư 45 triệu đồng để mua thêm con giống, làm chuồng trại nuôi nhốt trâu, bò đồng thời tận dụng đất ven đồi rừng để trồng cỏ phục vụ chăn nuôi, khác hẳn với cách chăn nuôi truyền thống trước đây.

Từ chỗ biết áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, đặc biệt là tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật từ cách phòng tránh đói, rét cho gia súc trong mùa đông giá đến tiêm phòng dịch bệnh định kỳ cho vật nuôi nên công việc chăn nuôi của gia đình A Chứ tiến triển tốt, ít gặp rủi ro vì dịch bệnh. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, cùng với tập trung phát triển đàn đại gia súc, gia đình anh còn kết hợp chăn nuôi gà, vịt; mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô, trồng thảo quả và canh tác ruộng nước 2 vụ. Sau 2 năm phát triển kinh tế theo hướng chăn nuôi đại gia súc, năm 2012, lần đầu tiên gia đình anh Chứ đã có thu nhập 45 triệu đồng sau khi trừ chi phí, từ bán dê và trâu, bò giống.

Hiện nay, tổng đàn gia súc của gia đình anh đã lên tới gần 60 con, trong đó có 11 con trâu, 13 con bò và gần 40 con dê . Phương châm phát triển kinh tế theo cách thức lấy ngắn nuôi dài không những giúp gia đình A Chứ thoát khỏi nghèo mà còn đưa anh trở thành một trong những nông dân điển hình sản xuất giỏi của xã Hồ Bốn và của huyện Mù Cang Chải, với tổng thu nhập 1 năm lên tới khoảng 300 triệu đồng và  còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho một số lao động nông nhàn ở địa phương.

Vươn lên từ nghèo khó, bằng chính kinh nghiệm thực tế của bản thân, anh Chứ là tấm gương sáng của Hội Nông dân xã Hồ Bốn trong việc tuyên truyền, vận động bà con trong xã thay đổi thói quen sản xuất lạc hậu, mạnh dạn tham gia sản xuất tăng vụ, trồng ngô trên đất đồi kém hiệu quả, nuôi nhốt gia súc, thực hiện tốt phong trào "3 xanh", không di dịch cư tự do, không tảo hôn...

Điều đáng mừng là từ những kiến thức, kinh  nghiệm và số dê giống ban đầu do gia đình anh hỗ trợ, giúp đỡ, đến nay bản Háng Á đã có gần chục hộ học cách chăn nuôi, phát triển kinh tế theo anh, bước đầu cho hiệu quả tốt. Theo anh Cứ A Chứ, điều khiến nông dân vùng cao chưa mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế là do người dân còn rất thiếu vốn, quan trọng hơn là thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật và cách thức để phát triển kinh tế gia đình.

Mặt khác, đặc thù giao thông vùng cao cũng là trở ngại lớn kìm hãm phát triển kinh tế, giao thương trong vùng, nhất là kinh tế hộ, khi mà sản phẩm của đồng bào làm ra vẫn còn phải chịu những chi phí rất lớn về công cước vận chuyển, đó là chưa kể đến sự ép giá của thị trường. Chính vì thế rất cần các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của các cấp hội, của Trung ương và địa phương, nhằm tạo đà giúp nông dân vượt khó, năng động vươn lên thoát nghèo. 

Minh Thúy

Các tin khác
Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh và huyện Trấn Yên thăm mô hình VAC của anh Mai Văn Tình.

Viết tiếp ước mơ dang dở nơi giảng đường đại học bằng con đường lập nghiệp tại quê hương rồi trở thành Giám đốc Hợp tác xã của chính mình, đó là lối đi của "người trẻ" Mai Văn Tình ở thôn Khang Chính, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên. Lối đi của giám đốc trẻ Mai Văn Tình sẽ tiếp thêm động lực cho nhiều bạn trẻ đang trên con đường lập nghiệp khi đại học không phải là con đường duy nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục