Yên Bái: Thầy giáo dạy Lịch sử xác lập Kỷ lục Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/5/2016 | 9:28:59 AM

YBĐT - Nghe có vẻ lạ lẫm, nhưng với 3.456 câu lục bát giới thiệu về lịch sử thế giới từ thời nguyên thủy đến năm 2015, đã giúp thầy giáo Lê Văn Cường - giáo viên Trường THPT Cảm Ân, huyện Yên Bình, xác lập Kỷ lục Việt Nam.

Thầy giáo Lê Văn Cường trong giờ lên lớp.
Thầy giáo Lê Văn Cường trong giờ lên lớp.

Giảng Lịch sử bằng thơ cũng chính là một trong những phương pháp giảng dạy sáng tạo và hiệu quả, giúp truyền tải kiến thức lịch sử cho học sinh một cách dễ dàng của người thầy giáo đam mê môn học này.

Thực tế hiện nay, cách dạy học môn Lịch sử truyền thống ở các trường phổ thông vẫn bị coi là khô khan, nhàm chán, khiến không ít học sinh còn thờ ơ với môn học này. Vì vây, với niềm đam mê cháy bỏng và mong muốn tìm ra phương pháp hiệu quả cho việc dạy và học môn Lịch sử trước yêu cầu đổi mới giáo dục, thầy Cường nhận thấy việc giảng dạy những câu chuyện lịch sử bằng thơ chính là một trong những phương pháp hữu hiệu tạo luồng gió mới và hứng thú giúp học sinh tiếp thu kiến thức môn học này tốt hơn.

Và sau nhiều năm trăn trở, thầy Cường đã cho ra đời tác phẩm “Đại cương thế giới sử thi” với 3.456 câu thơ giới thiệu về lịch sử thế giới từ thời nguyên thủy cho đến năm 2015.

Tác phẩm được thể hiện bằng thể thơ lục bát thuần Việt dễ nhớ, dễ thuộc và dễ hiểu. Với lượng kiến thức uyên thâm và óc sáng tạo, tác phẩm đã khéo léo đưa tới độc giả những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới, phác họa những hình ảnh thời kì đầu của loài người, từ cổ đại cho đến hiện đại; từ xã hội chưa có giai cấp đến hình thành giai cấp…

Qua đó, tác giả cũng truyền tải những thông điệp muốn hướng về một tương lai tốt đẹp, thế giới đoàn kết cùng nhau xây dựng và phát triển bền vững.

Tác phẩm đã được Nhà xuất bản Hội Nhà văn in ấn và xuất bản đầu năm 2016. Mỗi trang sách như được tái hiện lại thời kỳ lịch sử thế giới với những câu chuyện lịch sử được truyền tải bằng thơ lục bát - mộc mạc và gần gũi. Những câu thơ mở đầu mở tác phẩm về lịch sử thế giới được phác họa:

“Ngẫm trong lịch sử loài người
Công xã nguyên thủy là thời đầu tiên
Kéo dài trì trệ triền miên
Dã man, thấp kém, kiếm tìm cái ăn”...

Rồi đến những câu thơ cuối đầy hy vọng mở ra một tương lai tươi sáng của toàn cầu:

... “Ánh sáng ở cuối đường hầm
Văn minh tiến hóa ở gần ánh dương
Năm châu bốn biển mười phương
Nắm tay tiến bước con đường trái tim
Thời gian cho dẫu lặng im
Sử thi thế giới: ta tìm thấy ta!”.

Chia sẻ đôi điều về tác phẩm này, thầy Cường cho biết: “Tôi hy vọng tác phẩm này có thể trở thành một cuốn tài liệu tham khảo hữu ích đối với các em học sinh nói riêng và góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao nhận thức lịch sử của người dân nói chung”.

Ngày 7/05/2016, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings đã trao bằng xác lập công bố Kỷ lục Việt Nam về “Người viết tác phẩm diễn ca lịch sử thế giới bằng thơ lục bát dài nhất” cho thầy giáo trẻ Lê Văn Cường.

Ngoài tập thơ viết về đại cương lịch sử thế giới, thầy Cường còn vừa hoàn thành tập thơ viết về lịch sử Việt Nam cũng bằng thể thơ lục bát, cũng bằng những lời kể thấu đáo và sâu sắc với độ dài nhiều hơn, điều đó càng chứng tỏ anh rất yêu lich sử và muốn cống hiến, truyền bá lịch sử bằng những vần thơ truyền thống của dân tộc.

Phùng Thị Bích Phượng (SN 723, Khu phố 1, thị trấn Cổ Phúc, Trấn Yên)

Các tin khác
Nhân dân thôn Yên Thành, xã Hưng Thịnh (Trấn Yên) thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường định kỳ hàng tháng.

Thực hiện mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, hoặc bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận (CTMT), thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử” ở huyện Trấn Yên thời gian qua đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo ở cơ sở.

Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục