Triệu phú ở Thủy Sơn

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/10/2016 | 11:54:34 AM

YBĐT - Đã có nhiều năm lênh đênh trên hồ Thác Bà, nhọc nhằn mưu sinh với những mẻ tôm, mẻ cá nhưng chỉ đến khi dựng trại nuôi lợn thì ông Đinh Văn Lưu ở thôn Thủy Sơn, xã Mông Sơn, huyện Yên Bình mới trở nên khá giả. Đến nay, triệu phú Lưu thường xuyên duy trì 100 lợn thịt, 15 lợn nái, 20 con dê, 10 con bò…

Ông Đinh Văn Lưu chăm sóc đàn lợn.
Ông Đinh Văn Lưu chăm sóc đàn lợn.

Từ UBND xã Mông Sơn, đi thẳng theo con đường nhựa chừng 6 km là đến cơ ngơi của ông Đinh Văn Lưu. Bên cạnh ngôi nhà 2 tầng được xây dựng khang trang với đầy đủ tiện nghi là hệ thống chuồng trại chăn nuôi được ông Lưu xây dựng, bố trí hợp lý. “Ngăn này để nhốt lợn nái, 2 ngăn kia để nhốt lợn con, còn lại là lợn thịt” - ông Lưu giới thiệu với chúng tôi. Tiếp câu chuyện, ông cho biết: “Các anh không đến sớm, cách đây mấy hôm tôi vừa xuất 40 con lợn siêu nạc rồi, nhìn thích lắm. Vài năm trở lại đây, không có dịch bệnh nên nuôi lợn thắng lớn”.

Qua trao đổi, chúng tôi được biết, năm 1984, ông cùng gia đình từ Nam Định lên thôn Thủy Sơn, xã Mông Sơn xây dựng kinh tế mới. Đây là vùng bán đảo, vì có 3/4 diện tích giáp hồ, đất ruộng, đất rừng ít nên người dân trong thôn chủ yếu sống bằng nghề chài lưới. Cứ mỗi sớm, ông cùng với ngư dân thôn Thủy Sơn lại khua chèo, quăng lưới, thả rọ để mưu sinh. Triệu phú thôn Thủy Sơn nhớ lại: “Ngày đó, từ sáng đến tối vợ chồng tôi rong ruổi trên hồ để mua tôm bán lại cho các tay buôn kiếm chênh lệch. Ngoài ra, tôi cũng trồng thêm các loại cây: keo, bồ đề, bạch đàn để tạo thêm thu nhập. Vất vả là vậy, nhưng cả đi hồ và trồng rừng đều không mang lại hiệu quả nên tôi bàn với gia đình chuyển hướng sang chăn nuôi lợn bán công nghiệp”. 

Nói là vậy, nhưng mãi đến năm 2014, mô hình chăn nuôi lợn hàng hóa bán công nghiệp của ông mới được nhiều người nhắc đến khi hệ thống chuồng trại hoàn thiện và số lượng đàn vật nuôi dần duy trì ổn định. Trao đổi về kinh nghiệm nuôi lợn, được biết, ban đầu vốn ít lại chưa có nhiều kinh nghiệm nên ông chỉ nuôi vài con. Qua nhiều năm, với kinh nghiệm được tích lũy và các kỹ thuật học hỏi được trên sách báo, ông mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi. Từ cách làm lấy ngắn nuôi dài, đàn lợn ngày một tăng lên, đôi, 30 con rồi đến 90 rồi 100 con.

Để giảm chi phí trong chăn nuôi, ông nuôi thêm lợn nái để chủ động nguồn lợn giống. Hiện tại, bình quân trong chuồng lúc nào cũng duy trì thường xuyên 14 - 15 con lợn nái. Triệu phú thôn Thủy Sơn cho hay: “Chăn nuôi phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật. Muốn lợn nái đẻ nhiều thì phải nắm được chu kỳ động dục để thụ tinh cho lợn. Ngoài ra, phải chủ động phòng chống dịch bệnh bằng cách tiêm phòng tất cả các loại vắc - xin ở từng lứa tuổi”.

Theo ông, làm gì cũng phải yêu nghề. Chăn nuôi cũng vậy, dù giá cả nhiều lúc bấp bênh, lên cao, xuống thấp thì vẫn phải bám lấy nghề chứ không nên chạy theo phong trào. Chính nhờ tư duy và cách làm trên, đã mang lại cho cơ sở chăn nuôi của ông một môi trường không dịch bệnh, lợn phát triển nhanh, ổn định, đem lại nguồn thu nhập hiệu quả. Không dừng lại ở đó, ông còn tận dụng diện tích đất rừng nuôi thêm 20 con dê, 10 con bò. Tính bình quân mỗi năm, sau khi trừ chi phí, gia đình thu về hàng trăm triệu đồng từ chăn nuôi.

Bà Bùi Thị Phượng -Trưởng thôn Thủy Sơn cho biết: “Không chỉ chăn nuôi giỏi, ông Lưu còn chia sẻ, giúp đỡ những gia đình khác về kinh nghiệm, về vốn trong phát triển kinh tế. Ngoài ra, ông cũng nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tham gia nhiệt tình trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương”.

Rời Thủy Sơn khi trời đã về chiều, chúng tôi mong muốn sẽ có nhiều hơn nữa những triệu phú như ông Lưu. Bởi vì, với những mảnh đất vùng ven như thôn Thủy Sơn khi ruộng ít, đất sản xuất ít muốn thoát nghèo, làm giàu thì không gì hiệu quả hơn ngoài phát triển chăn nuôi một cách bền vững.

Hùng Cường

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục