Trần Kim Hiếu bắt đất “nhả” vàng

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/11/2016 | 3:42:24 PM

YBĐT - Đến nay, ở huyện Yên Bình đã xuất hiện hàng trăm mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi, cho thu nhập từ 50 - 500 triệu đồng/năm. Đoàn viên trẻ Trần Kim Hiếu ở thôn Đại Thân 1, xã Đại Minh là tấm gương tiên tiến, điển hình như thế!

Hiếu sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 3 anh em, bố mẹ làm nông, cuộc sống không mấy khá giả trong khi gia đình có đất và có truyền thống trồng cây ăn quả nhưng hiệu quả chưa cao. Sau nhiều năm trăn trở làm gì để phát triển kinh tế, Hiếu đã mạnh dạn đầu từ vào mô hình trồng bưởi, cam và chanh.

Ban đầu khởi nghiệp, Hiếu gặp nhiều khó khăn, nhất là về vốn, kỹ thuật, cách chăm bón. Với truyền thống gia đình trồng cây ăn quả lâu năm nên Hiếu đã học được nhiều kinh nghiệm từ bố mẹ và đi tham quan, tập huấn kiến thức về kỹ thuật ghép tỉa, cách chăn bón. Đến nay, Trần Kim Hiếu đã nắm vững kiến thức trồng, chăm sóc các loại cây ăn quả có múi một cách thuần thục.

Khi nắm được kỹ thuật và nắm bắt được nhân dân đang cần các loại giống có chất lượng cao mà giá cả hợp lý, Trần Kim Hiếu cũng đã nghiên cứu và ghép cấy giống thành công, mỗi năm cung cấp ra thị trường trên 5.000 gốc giống chanh, cam.

Trần Kim Hiếu bên vườn cây ăn quả có diện tích 5 ha.

Với phương châm "lấy ngắn nuôi dài", chịu khó, bền bỉ, không lùi bước trước khó khăn, đến nay Hiếu sở hữu trong tay 5 ha cam, bưởi, chanh, mỗi năm anh xuất ra thị trường hàng chục tấn sản phẩm và hàng ngàn cây giống, cho thu nhập trên 300 triệu đồng.

Theo Hiếu, so với trồng các cây lâm nghiệp, cây lúa thì trồng cây ăn quả có múi hiệu quả cao cấp 7- 8 lần. Đầu năm 2015, gia đình có 4 sào ruộng kém hiệu quả, anh đã chuyển sang trồng táo, hiện đã đang ra hoa.

Gia tài khởi nghiệp của Trần Kim Hiếu sẽ là động lực quan trọng để anh tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình làm giàu từ cây ăn quả, biến mỗi tấc đất nơi đây thành một “tấc” vàng.

Hà Tĩnh – Quyết Thắng

Các tin khác
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục