Nữ giám đốc đa tài

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/12/2016 | 8:16:14 AM

YBĐT - Xấp xỉ tuổi “lục tuần” - cái tuổi mà nhiều người đã nghỉ ngơi, quây quần bên gia đình, con cháu, song với bà Bùi Thị Phương - Giám đốc Doanh nghiệp Chế biến gỗ lâm sản Phương Vinh ở thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình thì dường như niềm đam mê công việc và trách nhiệm với gia đình chưa “cho phép” bà làm như vậy.

Giám đốc Bùi Thị Phương kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất hàng.
Giám đốc Bùi Thị Phương kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất hàng.

Hàng ngày, từ sáng sớm đến đêm khuya, bà vẫn miệt mài, bận rộn với các loại sổ sách, giấy tờ, các hợp đồng mua bán, giao dịch khách hàng nhưng chưa khi nào quên đi vai trò người phụ nữ trong gia đình.

Chia sẻ về những tháng ngày cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc của cả nhà, bà Phương bộc bạch: “Trước đây, cả hai vợ chồng tôi đều là công nhân của Lâm trường Yên Bình. Tuy nhiên, vì cuộc sống khó khăn nên cả hai xin nghỉ ra ngoài làm. Bươn trải đủ thứ nghề từ nấu rượu, nuôi lợn, lấy củi, bán tôm, cá, mở quán bán hàng tạp hóa mà cuộc sống vẫn không thể khấm khá. Thế rồi “cái khó ló cái khôn”, thấy một số anh em, bạn bè đầu tư chế biến lâm sản có hiệu quả, vậy là vợ chồng tôi cũng bàn bạc, học hỏi cách làm và đến nay đã thành lập được doanh nghiệp riêng”.

Để có được thành công như hôm nay, bản thân Giám đốc Bùi Thị Phương đã phải vất vả, lặn lội khắp nơi, vừa lo vốn sản xuất vừa tìm kiếm thị trường vừa tìm nơi thu mua nguyên liệu. Nói vậy, không phải phủ nhận vai trò của chồng bà mà chỉ là cách đây 5 năm, chồng của bà không may mắc phải căn bệnh teo não nên giờ không thể làm được gì.

“Một mình chèo chống có những khi tôi cũng thấy mệt mỏi, muốn buông xuôi tất cả nhưng nghĩ đến việc “trồng cây sắp đến ngày hái quả”, nghĩ đến chồng và các con, tôi lại tự xốc lại tinh thần” - bà chia sẻ.

Ở Giám đốc Bùi Thị Phương, sự mộc mạc, bình dị toát lên từ tính cách đến cả bề ngoài. Tuy nhiên, trong công việc, bà lại là người quyết đoán. Ban đầu, Doanh nghiệp Chế biến gỗ lâm sản Phương Vinh chỉ là một xưởng ván bóc gỗ rừng trồng quy mô nhỏ với vài ba công nhân làm việc. Về sau, dưới sự quản lý, điều hành của Giám đốc Bùi Thị Phương đã lớn mạnh trở thành doanh nghiệp.

Nếu như trước đây gỗ được thu mua về chỉ bóc ra ván mỏng là xuất ra thị trường thì nay Doanh nghiệp Chế biến gỗ lâm sản Phương Vinh đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất với nguồn vốn bỏ ra không nhỏ để tạo ra thành phẩm cuối cùng là ván ép. Nhờ làm ăn uy tín nên đến nay doanh nghiệp đã có thị trường ổn định, tạo việc làm thường xuyên cho gần 20 lao động với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng và hàng năm đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước. 

Bộn bề với công việc kinh doanh là thế, song mỗi khi về tới nhà, Giám đốc Bùi Thị Phương vẫn không ngại ngần làm bất cứ việc gì để chăm chồng và giúp các con, bảo ban các cháu học hành. Đối với bà, niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất chính là những phút giây bên gia đình, người thân nên dù bận thế nào bà cũng cố gắng sắp xếp thời gian dành cho gia đình.

Đặc biệt, với giọng hát mượt mà, hiện bà còn là thành viên tiêu biểu của Câu lạc bộ Nghệ thuật Dân ca Cây trúc xinh thành phố Yên Bái. Mỗi khi rảnh rỗi, bà lại cùng các thành viên trong Câu lạc bộ tập luyện và đi biểu diễn phục vụ công chúng.

Giám đốc Bùi Thị Phương tâm sự: “Tôi có niềm đam mê ca hát từ nhỏ nên đến giờ mặc dù đầu đã hai thứ tóc, công việc nhiều, cuộc sống gia đình cũng có nỗi buồn riêng, song không vì thế mà tôi sống khép mình bởi khi hòa mình vào âm nhạc đã giúp tôi thư thái tinh thần, giảm stress, có thêm động lực, niềm vui sống và làm việc”.

Hồng Oanh

Các tin khác
Nhân dân thôn Yên Thành, xã Hưng Thịnh (Trấn Yên) thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường định kỳ hàng tháng.

Thực hiện mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, hoặc bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận (CTMT), thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử” ở huyện Trấn Yên thời gian qua đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo ở cơ sở.

Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục