Trưởng thôn mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/12/2016 | 1:57:45 PM

YBĐT - Sau gần 3 năm sử dụng chế phẩm EMINA trong thực tế sản xuất trồng trọt và chăn nuôi của gia đình, ông Nguyễn Quý Thu - Trưởng thôn Làng Ngòi, xã Yên Bình, huyện Yên Bình thật sự hài lòng với lựa chọn của mình.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam (bên trái) thăm mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học EMINA trên cây chè của hộ ông Nguyễn Quý Thu (giữa) ở thôn Làng Ngòi, xã Yên Bình, huyện Yên Bình.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam (bên trái) thăm mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học EMINA trên cây chè của hộ ông Nguyễn Quý Thu (giữa) ở thôn Làng Ngòi, xã Yên Bình, huyện Yên Bình.

Ông Thu bày tỏ: “Hiện nay, trong thực tế sản xuất của người nông dân, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn là điều ai cũng mong muốn và quan tâm. Bản thân tôi cũng không phải là ngoại lệ và tôi đã mạnh dạn thử nghiệm việc này”.

Nhà ông Thu hiện có 1,6 ha chè giống LDP 1, LDP 2. Được một người cùng xã giới thiệu, ông Thu bắt đầu ứng dụng chế phẩm sinh học EMINA trên toàn bộ diện tích chè của gia đình từ tháng 4 năm 2014. Chế phẩm này ông đã biết đến qua các phương tiện thông tin đại chúng trước đó với các ưu điểm là không độc hại cho sản phẩm, không độc hại cho người sử dụng.

Qua thời gian sử dụng trên cây chè, ông Thu cũng nhận thấy rõ hiệu quả của chế phẩm. Khi sử dụng chế phẩm đúng hướng dẫn, quá trình sinh trưởng của cây chè đã rút ngắn, cụ thể từ 45 ngày một lứa chè được thu hái giảm xuống còn 42 ngày.

Toàn bộ diện tích chè của nhà ông cứ vào khoảng tháng 7 âm lịch hàng năm, thời tiết mưa nhiều, nắng ít khiến lá chè rụng nhiều nhưng khi chuyển sang sử dụng chế phẩm EMINA đã giảm tỷ lệ rụng lá, mặt khác cũng không cần phải sử dụng thuốc trị nấm chống rụng lá như trước. Đặc biệt, chế phẩm giúp cho màu lá chè xanh hơn, lá chè sạch hơn vì không có rêu và muội bám, mật độ búp cũng dày hơn.

Nếu tính về giá trị kinh tế, mỗi một lứa chè, sản lượng chè búp tươi mà gia đình ông thu hái trên mỗi héc - ta tăng thêm khoảng 10% so với trước khi sử dụng chế phẩm đồng thời tăng thêm nửa lứa mỗi năm. Mỗi lứa chè, ông còn giảm được 50 kg phân đạm cho mỗi héc - ta.

Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, cây chè mắc bệnh gì thì phải nhanh chóng phun thuốc cho bệnh đó song điều ông thật sự thấy mừng là chế phẩm sinh học đã hạn chế được việc phải sử dụng phân hóa học. Cuối cùng chính là công lao động đối với cây chè cũng giảm đi.

Cùng với cây chè, ông Thu đã mạnh dạn sử dụng men EMINA để tận dụng ủ cám ngô, cám gạo, cám sắn làm thức ăn cho lợn thịt. Các loại cám này được ủ với men có mùi thơm giống mùi men rượu, không gắt mùi như cám công nghiệp. Cám này còn có ưu điểm là có thể đổ một lần nhưng lợn ăn được vài ngày do không bị chua.

Việc ủ cám với men này rất đơn giản, cứ 10 kg cám trộn với 6 lít nước sạch và 100 ml men, cho vào chum đậy kín và 3 ngày sau thì cho lợn ăn.

Ông Thu tính cụ thể thì mỗi ngày, gia đình tiết kiệm được 3.000 đồng tiền cám ăn của một con lợn so với chi phí cho ăn cám công nghiệp như trước kia. Tỷ lệ nạc của lợn ăn cám ủ men thấp hơn so với ăn cám công nghiệp nhưng lại ít bị hao hơn, thịt lợn không có mùi hôi và không nhiều nước. Ăn cám ủ men này, phân lợn cũng giảm được mùi hôi.

Gia đình ông bình quân mỗi lứa cũng chỉ nuôi khoảng 10 con lợn thịt để lấy chất đốt sinh hoạt hàng ngày và một lượng phân bón cho cây trồng. Xử lý triệt để vệ sinh môi trường chuồng trại, ông Thu sử dụng cả chế phẩm EMINA để giảm mùi hôi. Giá thành của chế phẩm sinh học này cũng hoàn toàn có thể chấp nhận được theo chia sẻ của ông Thu.

Sau gần 3 năm sử dụng chế phẩm EMINA trong thực tế sản xuất trồng trọt và chăn nuôi của gia đình, ông Thu thật sự hài lòng với lựa chọn của mình.

Ông cho biết sẽ tiếp tục sử dụng chế phẩm này một cách lâu dài cũng chính là một cách đầu tư theo chiều sâu, phù hợp với xu hướng sản xuất nông nghiệp an toàn hiện nay. Ngoài yếu tố bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đối với người tiêu dùng thì điều mà ông cũng đặc biệt quan tâm là bảo đảm sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình và cho chính mình.

Nguyễn Thơm

Các tin khác
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục