Kỷ niệm 55 năm công tác dân số, Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26/12/1961 - 26/12/2016)

Chị Bằng “dân số”

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/12/2016 | 8:00:02 AM

YBĐT - Hơn 10 năm làm công tác dân số, chị Bằng nắm như lòng bàn tay tình hình dân số cũng như gia cảnh từng hộ trong tổ.

Chị Hoàng Thị Bằng tuyên truyền về kiến thức chăm sóc trẻ cho chị em phụ nữ.
Chị Hoàng Thị Bằng tuyên truyền về kiến thức chăm sóc trẻ cho chị em phụ nữ.

“Gia đình tôi có cháu nhỏ 7 tháng tuổi được báo tiêm chủng theo lịch vào mùng 3 hàng tháng rất đều đặn, cô Bằng - cộng tác viên dân số của tổ dân phố luôn nhắc trước một ngày. Cô còn tuyên truyền kiến thức chăm sóc con cũng như việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Với kiến thức đó, tôi đã áp dụng vào chăm sóc con rất tốt. Bản thân tôi cũng áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại nên không xảy ra mang thai ngoài ý muốn”. Đó là chia sẻ của chị Hoàng Thị Huân, tổ dân phố 3, phường Tân An (thị xã Nghĩa Lộ) về chị Hoàng Thị Bằng - cộng tác viên dân số của tổ.

Hơn 10 năm làm công tác dân số, chị Bằng nắm như lòng bàn tay tình hình dân số cũng như gia cảnh từng hộ trong tổ. “Tổ dân phố 3 hiện có 70 hộ, trong đó có 50 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, 8 cặp vợ chồng sinh con một bề, số trẻ em dưới 5 tuổi là 17 cháu. Với đặc thù hơn 70% là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, còn lại là làm ngoài, đời sống 100% hộ gia đình khá giả, không có hộ nghèo, công tác dân số của tổ có nhiều mặt thuận lợi song cũng có những trở ngại như: tư tưởng sinh con thứ 3, bất bình đẳng giới, trẻ suy dinh dưỡng… nên cần làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của mỗi cặp vợ chồng về thực hiện kế hoạch hóa gia đình” - chị Bằng chia sẻ.

Do đó, với các chị em sinh nở, nuôi con nhỏ, chị thường sang thăm hỏi và hướng dẫn cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, tuyên truyền cho gia đình về tầm quan trọng của việc sàng lọc sau sinh, bổ sung kiến thức cho các bà mẹ về chế độ dinh dưỡng của bé, vận động các mẹ cho con bú bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu, đặc biệt là hướng dẫn các biện pháp phòng tránh thai trong thời kỳ cho con bú...

Đối với các cặp vợ chồng sinh con một bề, gia đình khá giả còn có tư tưởng muốn đông con hoặc trọng nam khinh nữ nên muốn sinh con thứ 3, chị thường xuyên tìm cách chia sẻ, tâm sự để họ thấy được con trai hay gái không quan trọng, quan trọng là nuôi dạy con cho tốt và nêu ra những rủi ro khi chị em có ý định sinh con mà đã ở độ tuổi khuyến cáo không nên sinh nở. Chị còn tham mưu giúp Chi bộ, tổ dân phố thường xuyên bổ sung tiêu chí về công tác dân số phù hợp với các quy định để đưa vào hương ước, quy chế của tổ dân phố; tuyên truyền công tác dân số vào các buổi sinh hoạt, buổi họp của tổ dân phố và các đoàn thể...

Nhờ đó, hơn 10 năm nay, tổ dân phố 3 không có trường hợp nào sinh con thứ 3. Hiện, các cháu dưới 5 tuổi không có cháu nào suy dinh dưỡng và được tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng. 100% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, không có tình trạng bạo lực gia đình.

Không chỉ nhiệt tình trong công tác dân số, chị Bằng còn có hơn 10 năm làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ dân phố 3. Hiện, chị được bầu làm Trưởng ban Mặt trận của tổ dân phố. Mặc dù bận rộn với công việc của tổ và gia đình song với quan điểm làm tốt công tác dân số là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi gia đình nên chị Bằng luôn cố gắng phấn đấu và làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của một cộng tác viên dân số.

Hạnh Quyên

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục